Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tầm duột và công dụng của nó?

Tầm duột còn gọi là chùm ruột, chùm giuộc, tầm ruột, mak nhôm (Viêntian).

Tên khoa học phyllanthus distichus Muell, Arg (Phyllanthus acidus Skeels, cicca disticha L.).

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

A. Mô tả cây

Tầm duột là một cây nhỏ, thân nhẵn. Cành có vỏ màu xám nhạt, trên có nhiều vết sẹo của lá cũ. Cành non màu xanh nhạt nhẵn. Lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 4-5cm, rộng 18-20mm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu phiến nhọn. Hoa mọc thành xim đơm nhị lệ trên những cành gầy nhỏ, dài 6-15cm, tụ thành từng cụm 4-7 hoa trên những mấu tròn, ở kẽ những lá đã rụng. Quả nang, 4 mảnh, khi chín có màu đen nhạt, đường kính 5mm có đài hươi đồng trưởng, cuống quả dài chừng 7mm.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Thường mọc hoang và được trồng ở niền Nam để ăn quả. Có mọc và được trồng ở Lào. Tại miền Băc (Hà Nội), một vài nhà cũng trồng để làm cảnh. Chúng tôi chưa thấy cây mọc hoang.

Còn mọc ở nhiều nơi vùng nhiệt đới Châu Á (Malaixia, Ấn Độ, Inđônêxia, philipin) và ở đảo Mangat.

Tại Sài Gòn, người ta bán những quả chưa chín để ăn sống hoặc nấu chín, vỏ quả khi ấy có màu trắng vàng nhạt, trông như sáp, khía thành 4-6 múi, có vị chua.

Người ta còn dùng các bộ phận khác làm thuốc như vỏ thân cây, rễ, lá.

C. Thành phần hóa học

Trong quả có 89-91% nước, 0,73-0,90% chất protit, 0,61-0,76% chất lipit, 5,89-7,29% chất gluxit, độ chua biểu thị bằng axit axetic chừng 1,7%. Độ tro chừng 0,52-0,84%. Ngoài ra còn có chừng 40mg vitamin C trong 100g quả (gần như trong bưởi và chanh).

Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

D. Công dụng và liều dùng

Quả được dùng ăn sống hoặc nấu canh cho mát, giải nhiệt chữa được chứng nhức đầu.

Những bộ phận khác, dân gian có dùng nhưng thường để chữa ngoài da. Lá giã với hột tiêu đắp lên những chỗ đau ở hông (lumbago) và ở háng.

Rễ có độc tính, thường được dân gian Malaixia dùng để xông chữa nhức đầu và ho, nhân dân đảo Gíava dùng chữa hen (với liều rất nhỏ). Tại Ấn Độ, vỏ rễ thường được dùng để đầu độc. người bị ngộ độc nhức đầu, gây ngất, chết với những triệu chứng đau bụng mạnh

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình