Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tác dụng làm cầm máu của cây Hồi đầu thảo?

Còn gọi là vùi đầu thảo, vui sầu.

Tên khoa học Schizocapsa phlantagiea hance.

Thuộc họ râu hùm taccaceae.

A. Mô tả cây

Cây thuốc thảo, sống hàng năm, cao 0,50-0,80, mọc thành từng bụi. Lá giống lá nghệ. Thân rễ phình to, dẻo, thịt màu vàng nâu, mùi thơm hăng như nghệ. (hình 242)

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Hội đầu thảo mọc hoang thành rừng núi  hoặc trong vườn, thường ưa mọc những nơi ẩm thấp, ven bờ suốt. Các tỉnh cao bằng, lạng sơn, hạ giang, tuyên quang, bắc cạn, thái nguyên, lào cai đều có. Tuy nhiên việc khai thác còn ít.

Đào lấy củ (thân rễ), rữa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Khi dùng sáo vàng mà tán bột sắc uống.

C. Thành phần hoá học

Trong hồi đầu thảo có từ 1,12 đến1,14% diosgenin (pham kim mab4, 1976, hà nội).

D. Công dụng và liều dùng

Hồi đầu thảo hiện còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để giúp sự tiêu hoá, đau bụng ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thần kinh suy nhược, đau các giây thần kinh, huyết áp cao. Mỗi ngày dùng 4 đến 20g dưới dạng thuốc sắc.

Có thể ngâm rượu uống.

Đơn thuốc có vị hồi đầu thảo

Đơn thuốc chữa bệnh cao huyết áp phụ nữ: hội đầu thảo 1,2g, hương phụ 18g, nước 300ml. Sắc còn 200ml chia ba lần uống trong ngày

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình