Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây bướm bạc và công dụng của nó?

Cây bướm bạc còn gọi là bươm bướm, hoa bướm, bứa chừa (Thái).

Tên khoa học Mussaenda pubescens Ait.f. Thuộc họ cafe rubiaceae.

A. Mô tả cây

Cây nhở mang rất nhiều cành, cành non có nhiều lông mịn, lá nguyên mọc đối dài 4-9cm, rộng 1,5-4,5cm lá kèm hình sợi. Cụm hoa hình sim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng trong số 5 lá dài có một lá đài phát triển màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài dân gian cho đó là cánh hoa màu trắng. Quả mọng dài 6-9mm, rộng 6-7mm màu đen, có gân dọc trên quả, nhẵn. Rất nhiều hạt nhỏ màu đen mặt hình mạng.

B. Phân bố thu hái chế biến

Cây mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các đồi núi nơi quang, ven rừng. Người ta dùng hoa, thân và rễ thu hái gần như quanh năm. Thu hái về phơi hay sấy khô để dành. Không phải chế biến gì khác. Ngoài cây bướm bạc Mussaenda pubescens nói trên, trong dân gian còn dùng nhiều loài Mussaenda cũng mang tên bướm bạc như Mussaenda compodiana Pierre, Mussaenda dehiscens Craib, Mussaenda frondosa L.

C. Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

D. Công dụng và liều dùng

Hoa bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, sốt cách nhật, dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, gãy xương, ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Rễ bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư mạch đới. Ngày dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình