Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bông gạo và công dụng của nó?

Bông gạo còn gi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du tonkin, kapokier du malabar.

Tên khoa học Gossampinus malabarica (D.C.) Merr., (brmbax malabaricum DC., Bombax heptaphylla Cav).

Thuộc họ gạo Bombacaceae.

A. Mô tả cây

Cây gạo có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Cành non dài, không có gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng,dài 9-15cm rộng 4-5cm. hoa đỏ nhiều mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài trắng, mịn.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ở Ấn Độ, Inđônexia, Trung Quốc.

Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo thường dùng tươi vỏ cây bó về cạo bỏ vỏ thô và gai, rửa sạch, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô uống hay giã nát dùng tươi.

Hoa và hạt cũng được dùng.

C. Thành phần hóa học

Trong vỏ cây gạo có chất nhầy. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu.

Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tưới 35%) màu vàng.

D. Công dụng và liều dùng

Vỏ gạo thường được dùng bó gẫy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống loàm thuốc cầm máu, chữa bệnh lậu, thông tiểu

Mỗi ngày uống từ 15-20g. Có thể sắc và ngậm chữa đau răng.

Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tấc dụng quện những tạp chất của tinh bột.

Hoa gạo sao vàng sắc uống chữa bệnh ỉa chảy, kiết lỵ. Ngày uống 20-30g.

Hạt còn dùng ép lấy dầu. khô dầu (bã hạt sau khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa.

Chất gôm cây gạo được dùng uống chữa bệnh lậu, thông tiểu, cho mát. Ngày uống 4-10g

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình