Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây kim vàng và công dụng của nó?

Cây kim vàng còn có tên là gai kim vàng, trâm vàng.

Tên khoa học Barleria lupulina Lindl.

Thuộc họ Ô rô Acanthaceae.

A. Mô tả cây

Cây nhỏ mọc đứng. Nhánh vuông, không lông lá. Lá nguyên không lông, lá kèm biến thành gai thẳng nhọn. Cụm hoa bông ở ngọn, các lá bắc kết hợp cao 2cm. Cánh hoa mềm, màu vàng nhạt. Mỗi bông thường có 18-20 hoa nhưng thường không nở hoa một lúc. Mỗi ngày chỉ nở hai hoa. Sau 7 ngày mới nở hết một bông hoa. Quả nang có hạt dẹt, hạt được bao bọc bởi một vỏ cứng. Khi quả chín khô, nổ tách bắn hạt ra xa.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây kim vàng mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam nước ta, được trồng nhiều nhà trồng làm cảnh hoặc trong chậu, hoặc thành hàng rào vì có gai nhọn, có người tỉa cây thành hình cầu, có nhiều hoa đẹp hơn. Gần đây nhiều người đã trồng để lấy lá dùng chữa rắn độc cắn. Thường chỉ thu hoạch lấy lá tươi dùng ngay. Chưa thấy mấy người dùng lá khô.

Còn mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia.

C. Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Nếm hoa có vị ngọt, lá có vị đắng.

D. Công dụng và liều dùng

Công dụng phổ biến nhất của cây kim vàng là dùng chữa vết rắn độc cắn: Hái một nắm lá tươi (ước 20-35g) giã nát vắt, lấy nước cốt cho nạn nhân uống sống, bã dùng đắp lên nơi rắn cắn. Cứ 30 phút cho uống một lần. Có người phối hợp  lá kim vàng với phèn chua như sau: Trước hết hút nọc rắn bằng dùng một ống nhựa, hay ống trúc đặt vết rắn cắn rồi dùng miệng hút. Hút một vài lần để lấy tối đa nọc độc. Sau đó đúng 30g lá kim vàng tươi, thêm 5g phèn chua, cùng giã. Thêm ít nước vào. Vắt lấy nước cho uống. Nếu nạn nhân răng cắn chặt thì cậy miệng cho uống thuốc. Bã lá và phèn chua thì đắp lên vết rắn cắn.

Ngoài công dụng chữa rắn cắn, nước giã ép tươi còn được dùng chữa chân nứt, nẻ. Còn dùng chữa ho sốt đối với trẻ em

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình