Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Bạc hà và công dụng của nó?

Bạc hà có tên khoa học Mentha arvensis L.

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceace (Labiatae).

Bạc hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta. Nó được trong cả Đông y và Tây y. Cây bạc hà cho những vị thuốc chủ yếu sau:

1. Bạc hà (Mentha hay Herba Menthae) là toàn bộ phận trên mặt đất, tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây bạc hà

2. Bạc hà điệp (Flium Menthae) là lá bạc hà tươi hay phơi hoặc sấy khô.

3. Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae) là dầu cất từ cây bạc hà.

4. Mentol hay bạc hà não (Mentol - Menthol) là chất đặc, trắng chiết từ tinh dầu bạc hà ra.

Với tinh dầu bạc hà và mentol,người ta còn chế nhiều dạng thuốc rất phổ thông khác như dầu cù là nước hoặc cao (dầu con hổ), kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà v.v…

Tuy là một vị thuốc rất phổ biến, nhưng ta mới tự túc được lá và cây bạc hà, còn tinh dầu và mentolvẫn phải nhập rất nhiều.

Về mặt thực vật can phân biệt nhiều loài bạc hà hiện có ở nước ta. Loài chủ yếu thường gặp là loài menthae arvensis L. mọc hoang rất nhiều ở nước ta, nhưng qua mấy năm điều tra, chúng tôi chưa thấy lại. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 1955 đến nay, chúng tôi đã đi thực được loài Mentha piperita L. này bằng hạt nhận được ở Pháp (1956) và gây giống bạc hà của Liên Xô cũ (1958) hiện nay đã phổ biến nhiều nơi và của Đức (1962) ở nước ta.

A. Mô tả cây

Cây bạc hà Mentha arvensis L. còn có tên là bạc hà nam là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10-60-70cm, có thể cao tới 1m, thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân có nhiều lông. Lá mọc đối, cuống dài từ 2 đến 10mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2-3cm, dài 3-7cm, mép có răng cưa, mặt trên và dưới đều có lông che chở và lông bài tiết. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt có khi màu trắng. It khi thấy có quả và hạt. Ngoài loài bạc hà mọc hoang dại ở nước ta, gần nay đã nhập một số chủng loài có cùng năng suất tinh dầu cao như BH 974 (đưa vào nước ta từ tháng 9-1974), BH 975 (đưa nước ta từ tháng 9-1975) và BH 976 xuất xứ từ Triều Tiên (đưa vào nước ta từ tháng 9-1976). Hai loại 974 và 975 được xác định thuộc loài Mentha haplocalyx Briq (nhóm Mentha arvenris)

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bạc hà mọc hoang và đươc trồng tại nhiều vùng ở nước ta, mọc hoang ở miền đồng bằng và miền núi. Chúng tôi đã phát hiện mọc hoang nhiều ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La.

Sau 25 năm nghiên cứu của chúng tôi (1955-1980) cây bạc hà trước nay chỉ mới được trồng trên quy mô tương đối lớn ở các làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), Đại Yên (Hà Nội) và rải rác ở nhiều tỉnh khác để lấy lá và cây làm thuốc. Đã bắt đầu được trồng để cất tinh dầu. Năm 1958 tại huyện Gia Lâm - Hà Nội, vườn trồng bạc hà thí điểm của trường đại học dược khoa Hà Nội đã được trang bị nồi cất tinh dầu. Năm 1972, cả nước ta lần đầu tiên đã tự sản xuất được 60 tấn tinh dầu bạc hà và sản xuất được 1 tấn menthol tinh thể.

Tại các nước khác, loài bạc hà này còn được thấy khai thác ở Trung Quốc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam v.v…), Nhật Bản (nổi tiếng vì tinh dầu chứa nhiều menthol nhất, 80-90%). Từ năm 1974 ở nước ta có chủng loại bạc hà Nhật Bản này.

Muốn trồng bạc hà tốt nhất can chọn nơi đất sét có nhiều mùn, sau đến loại đất cát. Đất cần làm cỏ bón phân kỹ trước, làm luống rộng, trên mỗi luống trồng 2-3 hàng. Có 2 mùa trồng bạc hà vào mùa xuân và thu. Mùa xuân vào các tháng 2-3, mùa thu vào các tháng 8-9 tốt nhất là trồng vào mùa xuân cho năng xuất cao nhất. Trồng bằng hạt hay trồng bằng mẩu thân, hoặc thân ngầm. Có thể trồng bằng hạt nhưng rất ít áp dụng. Sau 3-4 tháng có thể thu hoạch đợt đầu, thường một năm có thể cắt cây 3 hay 4 lần, lần thứ nhất vào tháng 6-7, sau đó can xới và bón phân, sau 2 tháng (vào cuối tháng 8 hay tháng 9) lại hái lần nữa vào lúc cây đang ra hoa nhiều. Nếu hái 4 lần thì có thể hái lứa đầu vào tháng 6-7, lứa thứ hai vào 8-9, lứa thứ 3 vào tháng 10-11, lứa thứ tư: 2-3. Hái về can bó lại từng bo, phơi chỗ mát cho khô hoặc nếu cất tinh dầu thì can cất ngay hay để hơi héo mà cất.

Hiệu xuất trung bình là 25-40 tấn cây tươi mỗi năm, mỗi hecta, cất được từ 50 đến 100 lít tinh dầu. Theo tài liệu của các nước thì hiệu xuất một hecta trung bình hàng năm cũng là 10-12 tấn cây tươi, có những năm hoặc những nơi chăm sóc tốt có thể tới 20-35-40 tấn đặc biệt có nơi hiệu xuất đạt tới 70 tấn 1 hecta, cất được từ 20-150 lít tinh dầu.

Nếu trồng mãi trên một diện tích thì hiệu xuất năm đầu và năm thứ hai cao, năm thứ ba giảm xuống chỉ còn chừng 1/3. Với loài bạc hà Liên Xô cũ mà chúng tôi đi thực vào, mùa trồng thích hợp nhất ở đồng bằng là mùa thu (tháng 8-9), thu hoạch lứa đầu vào tháng 10-11, lứa hai vào tháng 2-3, tinh dầu thơm dịu hơn bạc hà của ta, nhưng năng của cay thấp hơn.

C. Thành phần hóa học

Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà. Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà thường từ 0,5 đến 1% có khi có thể lên tới 1,3-1,5%. Bằng phương pháp lựa chọn giống, Liên Xô cũ đã có những loại bạc hà đạt tới 5,2 đến 5,6% tinh dầu (tính trên cây, đã trừ độ ẩm). Ngoài tinh dầu, trong cây bạc hà còn có các flavonozit.

Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bao gồm những chất sau:

Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỷ lệ 40-50%, loài của trung quốc và Nhật Bản có thể lên tới 70-90%. Mentola ở trong tinh dầu chủ yếu ở trạng thái tự do nhưng một phần ở dạng kết hợp với axit axetic.

Mentol C10H18O chừng 10 -20% trong tinh dầu bạc hà Trung Quốc.

D. Tác dụng dược lý

Tại chỗ tinh dầu bạc hà và mentola bốc hơi rất nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, còn có tác dụng sát trùng mạnh thường dùng trong một số trường hợp ngứa của một số bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng. Tuy nhiên cần biết rằng tinh dầu bạc hà và mentola bôi mũi hay bôi trong cổ họng có thể gay hiện tượng ức chế có thể tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Hiện tượng này hay xảy ra nhất là đối với trẻ còn ít tuổi. Người ta đã nhận xét thấy một số trường hợp cheat do nhỏ mũi một giọt dầu mentola 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi một ít thuốc mõ có mentola. Do đó chúng ta cần thận trọng khi dùng tinh dầu bạc hà hay dầu cù là cho trẻ con ít tuổi, nhất là trẻ con mới đẻ.

Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay mentola uống với liều rất nhỏ có thể gay hưng phấn, xúc tiến sự bày tiết của tuyến mồ môi, làm cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Liều lớn, có tác dụng kích thích tủy sống, gay tê liệt phản xạ và ngăn sự lên men quá bình thường trong ruột.

D. Công dụng và liều dùng

Bạc hà là một vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chửa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhứt, còn giúp cho sự tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.

Tinh dầu bạc hà và mentola dùng làm thuốc xác trùng, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khiđầu nhứt. Theo Lesieur và Meyer bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau.

Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lượng dùng chửa cảm nắng (trúng thử), đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu.

Liều dùng lá và toàn cây:

Ngày uống từ 4 đến 8g dưới dạng thuốc pha

Tinh dầu và mentola:

Một liều 0,02-0,2ml, một ngày 0,06-0,6ml.

Còn dùng dưới hính thức cồn bạc hà (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1lít),ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 đến 10 hay 15 giọt, cho vào nước nóng mà uống.

Đơn thuốc có lá bạc hà (và lá toàn cây).

Thuốc chữa nôn thông mật giúp sự tiêu hóa.

Lá bạc hà hay toàn cây bạc hà bỏ rễ 5g, pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống một lần

Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần uống 5 đến 10 giọt hay hơn.

Chè chữa cảm mạo, nhức đầu:

Lá bạc hà 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g, bạch chỉ 4g, hành hoa 6g. Nước sôi đổ vào chờ 20phút, uống lúc đang nóng.

Chú thích:

Ngoài loài bạc hà nam kể trên, trên thế giới và ngay ở nước ta còn dùng nhiều loại bạc hà khác sau đây:

1. Bạc hà Châu Âu- Menthapiperiba L.

Loài này mọc và được trồng chủ yếu ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ Bản thân loài này cũng không phải là một loài dòng mà do lai nhiều loài khác nhau, giá trị cũng thay đổi tùy theo nơi mọc. Cho nên trong loài Mentha-piperita, người ta cho rằng tốt nhất là loài nguồn gốc vùng Mitcham ở Anh. Những nước khác phần nhiều đều lấy giống ở nay về trồng, từng thời kì lại phải tới đó lấy giống lại. Trong loài này người ta còn phân biệt ra hai dạng.

a/ Dạng xanh hay trắng Mentha piperita varofficinalis forma pallescens có nghĩa là nhạt màu, màu vàng nhạt, hay White mịn

b/ Dạng đỏ hay tím Mentha peperita var offcinalis forma rubescens Camus hay Black mint hay Menthe poivréc norie (rubescens có nghĩa là đỏ).

Cả hai thứ đều thân vuông, gần như không lông, cao chừng 0,5m cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, khác với loài M. arvensis có cụm hoa mọc ở kẽ lá. Thứ pallescens có thân và lá màu xanh nhạt, hoa màu trắng nở rất rõ, thứ rubescens có thân và lá điểm tía, hoa màu nâu đỏ, nở không rõ. Tinh dầu loài này mùi thơm mát chứ không hắc như tinh dầu bạc hà M. arvensis, nhưng trong tinh dầu tỉ lệ mentol thường thấp hơn 40-65%, menton 6-18%, ngoài ra còn các este axetat, butyrate và izovalerianat mentola, Chính trong các loài này, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã lựa chọn loài bạc hà số 541 có tới 5,2% tinh dầu trong đó có tỷ lệ tinh dầu tới 64,4% mentola loài bạc hà lai số 272 có 5,6% trong đó tỷ lệ mentola là 58,8%.

Năm 1958, chúng tôi có xin được loài bạc hà lai số 272 của Liên Xô cũ mang về trồng thử hiện nay được phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nhưng vào hoàn cảnh ở Việt Nam bị thoái hóa dần. Tuy nhien tỷ lệ tinh dầu vẫn cao, 2-3%, mùi rất thơm mát, cần tiếp tục phát triển và nếu có điều kiện cần di thực thêm giống để trồng.

2. Bạc hà Nhật Bản Mentha arvenis L.var.Piperascens Malinv. Qua sự nghiên cứu những năm gần đây, người ta cho loài này thực ra cũng do sự lai tạp giữa loài Mentha arvenis L.và loài Mentha aquatica L. Loài này được trồng ở Nhật Bản, là rất giống lá bạc hà M. arvensis nói trên. Cây bạc hà này hái đợt đầu cho hiệu suất tinh dầu là 0,66%, hái lần hai 1,6%, lần thứ ba có tỷ lệ là 1,57%, bìmh quân là 1,28%, trong tinh dầu tỷ lệ Mentol là 70-90%, Menton là 10-20%, ngoài ra còn pinen, nói chung gần như loài của Trung Quốc.

3. Loài bạc hà cho tinh dầu lưu lan hương còn gọi là lục bạc hà - Mentha viridis L. (Mentha spicata L.), được trồng ở các nước Âu Mỹ, gần nay thấy Trung Quốc có khai thác và bán tinh dầu sang cho ta. Theo giáo sư Tôn Hồng Tài (Trung Quốc) thì loài bạc hà cho tinh dầu lưu lan hương trồng thí nghiệm ở Nam Kinh, thuộc loài Mentha citrate Ehrh. Tỷ lệ tinh dầu là 0,2-0,5% gọi là Oleum Menthae viridis, thành phần chủ yếu trông tinh dầu này là chất cacvon C10H14O, Tỷ lệ 45-60%, pinen và limonene, không chứa mentola ít dùng làm thuốc, chủ yếu dùng trong hương liệu.

Tại Việt Nam, chúng tôi cất từ loài hung dũi Mentha crispa L.được thứ tinh dầu có chứa 50-60% cacvon như tinh dầu lưu lan hương (Đỗ Tất Lợi, 1970).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình