Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau nhức của cây Náng hoa trắng?

Còn gọi là cây lá náng, văn thù lan, hao náng, chuối nước, thập bát học sỹ (Quảng Châu Trung Quốc).

Tên khoa học Crinum asiaticum L. (Crinum toxicarium Roxb.)

Thuộc họ thủy tiên Amaryllidaceae.

A.Mô tả cây

Náng hoa trắng là một loại cỏ, có hành hình đầu, đường kính đạt tới 10cm hay hơn, thuôn dài tớ 12cm hay hơn nữa. Lá hình bản dài, mặt trên hõm thành rãnh, mép nguyên, chiều dài 1-1,20m, chiều rộng 5-10cm. Cụm hoa hình tán, gồm 6-12 hao màu trắng, to, về chiều có mùi thơm dễ chịu. Tán hoa được mang trên một cán dài 40-60cm, dẹt, đường kính bằng ngón tay, có mo bao bọc dài 8-10cm.Nhị thò ra ngoài. Qủa gần hình cầu, đường kính 3-5cm, chỉ có một ngăn và một hạt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây năng mọc hoang ở những nơi ẩm ướt trong khắp nước ta; đôi nơi làm cảnh. Trồng bàng đò. Màu hoa trắng đẹp, thơm về chiều và đêm. Còn thây mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia.

Người ta dùng lá và củ để làm thuốc, thường dùng tươi. Hái về dùng ngay, không phải chế biến gì cả.

B. Thành phần hóa học

Trong cấy náng hoa trắng có chất ancaloit gọi là lycorin C16H17NO4 CÓ ĐỘ chảy 275-2800C. Ngoài ra còn những ancaloit có cấu tạo tương tự. Nghiên cứu thành phần hóa học trong cây náng hoa trắng ở Việt Nam, chúng tôi thấy ancaloit được phân phối cả lá, hoa, dò và quả ( Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù, 1963).

C. Công dụng và liều dùng

Nhân dân thường dùng lá cây náng hơ nóng đắp và bóp vào những nơi sai gân, bong gân khi ngã. Còn dùng xao bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi. không thấy dùng để uống.

Nhân dân tỉnh Quảng Châu ( Trung Quốc) cũng dùng lá hơ nóng đắp và bóp vào những nơi sưng đau như ở ta, có khi người ta còn sắc với nước để lấy nước sắc rửa trĩ ngọai, có kết quả tốt.

Tại Ấn Độ, người ta hay dùng củ ép lấy nước pha loãng để uống thuốc gây nôn; không gây tẩy, không gây đau đớn. với liều nhỏ, nó gây buồn nôn và ra mồ hôi. Thường dùng củ tươi giã nát, thêm chừng 4 phần nước vắt lấy nước, và cứ vài phút lại uống chừng 8-16g cho đến khi nôn được. Có thể thêm đường cho dẽ uống. Trẻ con cũng dùng được. Cần chú ý theo dõi tránh ngộ độc.

Người ta còn dùng nước ép củ để nhỏ vào tai chữa đau tai.

Chú thích:

Ngòai cây náng hoa trắng nói trên, ở nước ta còn dùng cả cây náng hoa đỏ ( Crinum ensifolium Rox.) cùng họ. Cây giống cây náng hoa trắng, nhưng có hoa màu đỏ tím. Trong lá, hoa, quả và dò cây này chúng tôi cũng thấy có nhiều ancanoit như trong náng hao trắng( Đỗ Tất Lợi và cộng sự. Góp phần nghiên cứu những cây có ancaloit ở Việt Nam, Tạp chí y học, 1964).

Cùng một công dụng như náng hoa trắng. Cây náng hao đỏ cũng được dùng làm cảnh vì dáng cây đẹp, mùi thơm mát

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình