Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau nhức của cây Dây toàn?

Còn gọi là già căn, douce amể.

Tên khoa học Solanum dulcamara L. (Sola-num lyratum Thunb.).

Thuopọc họ Cà Solanaceae.

A. Mô tả cây

Cây nhỡ, mọc leo, thân nhẵn hay hơi có lông, thân cứng, nhưng cành mềm. Lá mọc so le có lông, lá ở gần gốc thì đơn nguyên, lá ở ngọn thì có 3 thùy không đều, dài 4-8cm, rộng 2-5cm, cuống dài 2-4cm. Cụm hoa xim ở ngọn, màu tím, hoặc trắng hay hơi tím. Bao phấn mở bằng lỗ ở đỉnh. Quả mọng, ình cầu hay hình trứng đường kính 6-8mm, khi chín có màu dỏ, trong chứa nhiều hạt nhẵn, đường kính 1-1,5mm.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại ở nhiều vùng nước ta. Ở Sapa trong rừng ẩm lạnh còn có thứ Solanum dulcamẩ var. sinensis Dunn.

Người ta dùng cành và lá thu hái vào màu thu đông và xuân. Hái về cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hay sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Trước đây người ta đã triết từ cây toàn những saponozit với những tên duncamarin (dulacamarin) picrogluxin v.v… như hiện nay người ta đã thấy đó là những chất không ổn định.

Năm 1956, Schrreibẻ đã triết được những chất sau đây:

Các glucoancaloit thuộc nhóm nhứngpirosolanola chất quan trọng nhất gặp trong lá là một tetrozit của soladunxindin, (soladulcidin) thủy phân sẽ cho 1 phân tử xyloza, 1 phân tử xyloza, 1 phân tử galactoza, 2 phân tử glucoza và soladunxidin. Kèm theo có các soladunxin a, p,y (genin là soladunxidin), các a, p, y solamarin (genin là tomatiedenol), soláonin và solamágin ( solamargin) (ginin là solasodin).

Hàm lượng solasodin tăng với sự kết quả, rồi giảm dần trong quá trình quả chín, trong quả chín chỉ chứa rất ít glucoancaloit.

Các saponozit steroit mà genin là tigogenin, diogenin và yamogenin, hàm lượng cao nhất trong hoa tự (theo Sander 1963 lên tới 0,7%).

Năm 1963, Sander còn phát hiện trong lòai day tòan Solanum dulcamara còn có những nòi hóa học chúa những glucoankloit khác nhau.

D. Tác dụng dược lý

Dây tòan được xem như một vị thuốc có tác dụng yếu nhưng nếu dùng liều cao thì lại có những độc tính như cà độc dược

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình