Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau nhức của cây Hồi?

Còn gọi là đại hồi, bát giác hồi hương, đại hồi hương.

Tên khoa học lllicim verum Hook. F.

Thuộc họ Hồi llliciaceae.

Đại hồi hay bát giác hồi hương (Fructus Aníi Stellati hoặc Anisum stellatum hay lllicium) là quả chín phơi khô của cây hồi.

Hồi là về, hương là thơm, thịt thiu hay tương thối cho ít đại hồi vào nấu thì mùi thơm trở lại về do đó có tên.

A. Mô tả cây

Hồi là một cây nhỡ cao 2-6m, hình dáng tòan cây thon hình quả trám, xanh tốt quanh năm, thân mọc thẳng cành dễ gẫy. Lá mọc gần thành chùm 3-4 là ở đầu cành, có cuống, phiến lá nguyên, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, dòn, vò nát có mùi thơm. Hoa khá to, mọc đơn độc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong. Quả hồi (nhân dân vẫn gọi nhầm là hoa hồi ) tiếng Thổ là mác hồi hay mác chác gồm 6-8 đại (cánh), có khi tới 2-13 đại xếp thành hình ngôi sao, đường kính trung bình 2,5-3cm, dày 6-10mm. Tươi có màu xanh, khi chín khô cúng thì có màu nâu hồng. Trên mỗi đại sẽ nứt làm hai, để lộ một hạt màu nâu nhạt,  nhẵn bóng. Lá, cuống, hoa và quả đều chứa tinh dầu.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hồi đặc biệt chỉ mọc trong một khu vực nhỏ chiếm khoảng 5.000km2 ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, một số ít ở hai tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giáp với Việt Nam. Một số nơi khác cũng có trồng nhưng không đáng kể như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Trước đây người ta thường lẫn nó với cây hồi Nhật Bản lllicium anisatum Lour, có chất độc, hoặc cây hồi núi lllicium griffithii (xem cây này) cũng có chất độc.

Hồi hái vào hai vụ tháng 7-8 (hồi mùa) và 11-12 (hồi chiêm). Ngoài hai vụ chính, còn một vụ quả lép rụng sớm vào tháng 3. hồi hái về phơi nắng cho khô hẳn. Dùng cất tinh dầu hay tiêu thụ nguyên quả làm thuốc.

Mỗi cây, hàng năm cho từ 80-100kg quả tươi và như vậy luôn trong 40-50 năm. Thường một năm được mùa, một năm kém. Trên thị trường người ta chia hồi thành ba loại.

Loại 1: có 8 cánh to đều nhau, màu nâu đỏ (hồi đại hồng).

Lọai 2: có 1 cách trở lên bị ép, màu nâu đen.

Lọai 3:có 3 cách trở lên bị lép, màu nâu đen.

Lọai hồi xô gồm lẫn lộn cả 3 lọai trên.

C. Thành phần hóa học

Trong quả hôi ngoài các chất nhầy, đường, chủ yếu chứa tinh dầu từ 3-3,5% (tươi) hoặc 9-10% hay hơn (khô). Tinh dầu hồi là một chất lỏng không màu, hay vàng nhạt, tỷ trọng ở =150C từ 0,980 đến 0,990, độ đông đặc từ 14-180C. trong tinh dàu có 80-90% anethol, còn lại là tecpen, pỉnn, dipenten, limonen, estragola, safrola, tecpineola v.v…

Lá hồi cũng chứa tinh dàu với thành phần gần tương tự. Độ đông đặc hơi thấp hơn (13-140C, nhưng nếu trộn cả tinh dàu lá và tinh dàu quả thì ta được một tinh dàu có đọ đông vào khỏang 100C.

D. Công dụng và liều dùng

Hồi là một vị thuốc được dùng trong cả đông y và tây y.

Tây y dùng hồi làm thuốc trung tiện (carminatif), giúp tiêu hóa, lợi sữa. Tác dụng trên hệ thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) được dùng trong đau dạ dầy, đau ruột và trông những trường hợp dạ dầy và ruột co bóp quá mạnh. Ngoài ra còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên nếu dùng nhiều và với liều cao quá sẽ gây ngộ độc, với hiện tượng say, run chân tay, sung huyết não và phổi, trạng thái ngây có khi tới co giật như động kinh.

Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đày chướng, giải độc của thịt cá. Những người âm hư, hỏa vượng không dùng được.

Thường dùng hiện nay làm thuốc giúp sự tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp. mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chân đau nhức, tê thấp.

Ngoài ra hồi còn được dùng làm gia vị, chế húng lìu nấu thịt bò, các thịt khác.

Những vị thuốc khác mang tên hồi

Ngoài cây đại hồi nói trên, hiện ta đang đi thực thêm cây tiểu hồi hay hồi hương có tên khoa học Foeniculum vulgare Miller ( Foeniculum capillaceum Gili bert) thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Đây là một lọai cả nhỏ, phiến lá cắt thành sợi nhỏ, thoảng trông thấy giống lá cây thì là (Anethum graveolens L. cùng họ). tòan cây vò có mùi thơm của hồi.

Quả nhỏ như hạt thóc được dùng làm thuốc với tên hồi hương hay tiểu hồi hương hoặc tiểu hồi- Foeniculum-Fructus Foeniculi. Trong quả có 3-12% tinh dầu với thành phần chủ yếu là 50-70% anethol, ngòai ra còn estragol, metyleugenol, andehyl và axeton anisic, camphen. Cùng một công dụng như đại hồi.

Tại các hiệu thuốc tây ở nước ta trước đay, cũng như Dược điển các nước châu Âu thường dùng quả một cây khác: Dương hồi hương- Pimpinella anisum L. Cũng thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae). Quả nhỏ hình trừng, dưới đáy phình ra. Thành phần và công dụng tương tự như đại hồi và tiểu hồi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình