Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau nhức của cây Rung chúc?

Còn gọi là rút dế, cứt chuột, đồng bìa.

Tên khao học Berchemia lienata (L.) DC. Thuộc họ táo Rhamnaceae.

A. Mô tả cây

Cây bụi leo, cành rất mảnh, màu nâu. Lá hình bầu dục tròn ở hai đầu, màu xanh đậm gân nổi rỏ rệt, nét nguyên, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu trứng quả hình cầu dài, màu đen mang đài tồn tại.

Mùa hoa: tháng 9-10; màu quả tháng: 12-1 .

B. Phân bố, thu hái chế biến

Cây mọc hoang ở khắp nơi thường là bờ bụi, ven đường. người ta thường lấy toàn cây rút về làm rế đỡ nồi cho đỡ vở, đỡ nóng. Làm thuốc, người ta thu hái rễ, thường vào hai mùa hè và thu. Hái về thái nhỏ, phơi hay sấy khô, có khi tẩm rượu rồi sao cho vàng cho thơm.

C. Thành phần hóa học

Có saponin. Hoạt chất khác chưa rỏ.

D. công dụng và liều dùng

Rể rung rúc là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân để chử tê thấp, đau lưng, mỏi gối. ngoài ra còn dùng để chửa sốt, sốt rét, ỉa chảy.

Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

Đơn thuốc có rể rung rúc

Rượu chửa tê thấp, nhức mỏi:

Rể rung rúc thái mỏng, sao vàng 200g, rượu ta (30-400) 1 lít. Ngâm trong 15 ngày trở lên. Ngày uống 20-30ml, chửa tê mỏi, tê thấp (kinh nghiệm dân gian)

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình