Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cây Bất giác liên dùng làm thuốc đắp vết thương rắn rết cắn thế nào?

Còn gọi là đọc diệp nhất chi hoa (một lá, một hoa). Độc cước liên, pha mỏ (Thổ).

Tên khoa học Podophyllum tonkinense Gagnep.

Thuộc họ hoàng liên gai Berberidaceae.

A. Mô tả cây

Cỏ nhỏ sông lâu năm do thân rễ. Cao30-50cm. Rễ phát triển thành củ mẫn , màu trắng, trong chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân, một lá, rất hãn hữu  mới thấy trên một thân có hai lá. Lá hình 4-9 cạnh nhưng phổ biến từ 6-8 cạnh, đường kính 12-25cm, mép có răng cưa nhỏ, khi có vân, mạch chính 6 đến 8hoặc 9 tuy theo số góc của phiến lá, cuống lá dài 13-18cm. Hoa mọc đơn độc hay từng 4-12 hoa trên một cuống ngắn 3-4cm, 5 lá dài, 5 tràng màu đỏ, 6 nhị. Quả mọng, hình trứng, đường kính 12cm, màu đen, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả: tháng 3-5.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bất giác liên mọc phổ biến ở những rừng ẩm thấp vùng núi cao mát như: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu.

Đào củ vào mùa thu đông rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô là được. có khi dùng tươi.

C. Thành phần hóa học

Trong loài bất giác liên Dysosma pleiantha (Hance) woodson người ta chiết được Podophyl-lotoxin C22H22O8 desoxypodophyllin C22H22O7, astragalin, hyperin, quexetin, kaempferitrin C27H30O14 và B sitosterol (dược học học báo 1962, 82, 777):

D. Công dụng và liều dùng

Hiện nay ở nước ta ít sử dụng, nhưng nơi nào dùng thường chỉ để chữa rắn cắn sưng tấy, ap xe, mụn nhọt, lấy củ giã nát bã đắp lên vết rết cắn. Ngày dùng 1 củ chùng 8-12g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chú thích:

Tại Trung Quốc người ta phát hiện bất giác liên là Dysosma chengii, tại Quảng Tây (Trung Quốc). Nhân dân còn dùng cây Dysosma pleyanthawoods cũng gọi là bất giác liên với cùng một công dụng, chữa rắn cắn nhưng thêm tác dụng chữ ho. Lá hình dáng hơi khác, nhiều cạnh hơn, có những gốc ăn sâu vào phiến, hoa nhiều hơn, thân rể nhiều hơn. Cây này chúng tôi chưa thấy ở ta, nhưng có thể có vì nhiều tỉnh nước ta giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình