Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây Vông vang dùng làm thuốc đắp vết thương rắn rết cắn thế nào?

Còn gọi là bông vang, ambrette, ketmiemusquee

Tên khoa học hipiscus abelmoschus l.(Abelmoschus, moschatus moench.)

Thuộc họ bông Malvaceoe.

A/Mô tả cây:

Vông vang là một loại cây thân cỏ cao khoảng một mét, phía góc hơi thành gỗ và thân hơi có lông, lá hình tim có cạnh hoặc chia thùy khá xâu cả hai mặt đều phủ nhiều lông. Năm thùy hình ba cạnh, mép có răng cưa, trên có 3-5 gân chính. Hoa màu vàng, mọc đơn độc ở nách lá phía trên, cuốn hoa phủ lông và phía sát hoa hơi phình lên. Quả thuôn trên phủ đầy lông trắng nhạt, chiều dài quả 4-5 cm, với 5 cạnh, phía trong cũng phủ lông, chứa nhiều hạt hình thận, dẹp, dài 3-44 mm, rộng 1-2 mm, trên mặt có những đường nhăn đồng tâm xung quanh rốn hạt.

B/ Phân bố, thu hái và chế biến:

Mọc hoang khắp nơi ở những ruộng và vùng mới vỡ hoang, trên những đồng cỏ. Có nơi trồng lấy hạt và rễ dùng trong công nghiệp nước hoa hoặc làm thuốc, Con thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Philiphin.

Chủ yếu người ta dùng hạt làm thuốc hay để chế tinh dầu dùng trong nước hoa. Chất nhầy trong rễ được dùng làm chất dính trong nghề giấy hay lam tinh bột.

C/ Thành phần hóa họa:

Hạt chứa dầu mùi xạ hương cho nên trên thị trường thường có tên hạt xạ (graine d ambrette) tinh dầu đặc ở nhiệt độ thường màu vàng nhạt mùi thơm của xạ, thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất Panmitin, farnesona và ambretolite C16H28O2. khi loại axit panmitic ta sẽ được một tinh dầu lỏng được hãng Schimmel đưa vào thị trường từ năm 1902 tinh dầu này mạnh tinh dầu thiên nhiên gấp 6 lần và với 5 hay 6 thể tích cồn 80o cho một dung dịch trong thường người ta chiết tinh dầu vông vang bằng dung môi, là một loại tinh dầu có tác dụng làm dậy mùi và bên mùi, giá rất đắt. Rẽ chứa chất nhầy như rễ sâm bố chính.

D. Công dụng và liều dùng

Hạt dùng trong công nghiệp tinh dầu nơi sản xuất chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ và đảo Mactinic. Tại Ấn Độ và Malaisia người ta cho vào quần áo chống nhậy.

Về y dược, hạt vông vang được dùng làm thuốc trấn kinh chữa di tinh và thông tiểu ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bổ. còn dùng chữa rắn cắn. (xem vị bông báo).

Rễ do chất nhầy được dùng để hồ giấy hoặc chế tinh bột có khi được dùng làm thuốc bổ, thuốc mát thay sâm bố chính.

Đơn thuốc có hạt vông vang

Chữa rắn cắn: lấy 50 hạt nhiều hay ít tùy theo nặng nhẹ khi bị rắn cắn nhai nhỏ nuốt nước. Bã đắp lên vết rắn cắn (y học thực hành 9/1961: 22).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình