Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cây Ngô đồng dùng làm thuốc chữa bệnh thế nào?

Tên khoa học Sterculia phlatanifolia L.

Thuộc họ Trôm Sterculiaceae.

A. Mô tả cây

Ngô đồng là một cây to, cao. Lá xẻ thùy chân vịt, đường kính lá tới 25cm với 3 đến 5 thùy hình ba cạnh, cuống lá dài hơn nhiều phiến lá, dài tới 30cm. Những thùy rất sít nhau có khi hơi chồng lên nhau. Hoa nhỏ màu vàng. Quả gồm 5 đại, mỏng, dài 10cm, với hai hạt hình trứng dài 8mm, rộng 6mm.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Ngô đồng được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta. Miền Bắc hay gặp ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Hà Nam, Ninh BÌnh. Còn thấy trồng ở Cămpuchia, Trung Quốc, Nhật Bản.

Người ta dùng hạt tha hái ở những quả chín và vỏ cây hái gần như quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Trong hạt ngô đồng có dầu béo. Các bộ phận khác chưa thấy nghiên cứu.

D. Công dụng và liều dùng

Theo kinh nghiệm trong nhân dân, người ta dùng hạt và vỏ cây ngô đồng để chữa rụng tóc và làm đen tóc.

Vỏ cây ngô đồng đốt thành than, trộn với dầu bôi lên tóc bạc.

Hạt ngô đồng giã nát, bôi lên đầu có tác dụng làm rụng tóc bạc và mọc tóc đen.

Hạt ngô đồng giã nát còn được dùng chữa loét miệng và bệnh ngoài da.

Chú thích:

Đừng nhầm cây ngô đồng họ Trôm này với cây ngô đồng fatropha podagrica Hook. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) thường chỉ thấy trồng làm cảnh. Cây này có thân phình ra như cái lọ, gân lá tỏa tròn, cuống đính vào giữa phiến, cụm hoa màu đỏ, quả thường nổ mạnh, tung hạt đi rất xa nên người ta thường nói “cây ngô đồng không trồng mà mọc”.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình