Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Tác dụng chữa bệnh của cây Xoan nhừ?

Còn gọi là xoan trà, nhừ, xoan rừng, lát xoan, xuyên cóc, nam toan táo(Trung Quốc).

Tên khoa học Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill (Spondias axillaris Roxb.).

Thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae.

A. Mô tả cây

Xoan nhừ là một cây gỗ, to, cao 8 -20m, vỏ thân cây màu xám nâu. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, dài 20-30cm, cuống lá dài 5-10cm, lá chét 7-15cm, mọc đối, dài 4-10cm, rộng 2-4,5cm, mép nguyên. Hoa táp tính khác gốc. Hoa đực và hoa giả lưỡng tính màu tím hồng nhạt, mọc thành chùy gồm nhiều tán tụ, chùy hoa dài 4-12cm, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá phía trên. Quả hạch, hình giống quả nhót dài 2-3cm, vỏ bóng, màu vàng, đỉnh có 5 lỗ nhỏ, vị chua, khi chín có vị ngọt.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Xoan trà mọc hoang dại ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang. Còn thấy mọc ờ Trung Quốc (Hồ Bắc, hồ nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến), Nhật Bản, Ấn Độ.

Tại nước ta cũng như nhiều nước khác, người ta khai thác xoan như chủ yếu để lấy gỗ làm đồ dùng.

Ngoài ra người ta còn khai thác vỏ và quả cây làm thuốc chữa bỏng. Dùng tươi hay khô đều được. Tại trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây và lá để chế gôm nhựa quả dùng để ăn và lên men rượu, vỏ hạt làm nguyên liệu chế than hoạt tính, sợi vỏ thân dùng để bện thừng, chạc.

C. Thành phần hóa học

Trong vỏ thân lá có khoảng  13-14% gôm nhựa. ngoài ra còn có tanin.

 Năm 1975, Nguyễn Liêm và cộng sự đã phân tích vỏ thân xoan nhừ thấy có 37,1% tanin pylyme, 5,4% flavon, ),6% quinon, và 14% chất polyme thiên nhiên.

D. Tác dụng dược lý

Trên cơ sở kinh nghiệm ân gian, dùng làm thuốc chữa bỏng, lần đầu tiên Tô thủ (Y học thực hành, 1967, 8,146, 9-10) đã dùng cao nước vỏ xoan nhừ làm thuốc chữa 18 ca bỏng nhẹ và nặng. Kết quả thấy chữa bỏng bằng cao xoan nhừ đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt: Không gây bội nhiễm, biến chứng, di chứng, rút ngắn ngày điều trị so với điều trị bằng tây y, bệnh nhân dễ chịu, không đau, vết bỏng không có mùi hôi thối. Nhiều trường hợp có thể chữa ngoại trú, tại nhà, rất phù hợp với điều kiện của dân.

Từ năm 1973, khoa bỏng viện quân y 103, khoa chấn thương bệnh viện Thái Bình, các khoa sinh lý bệnh trường đại học quân y và nhiều cơ sở quân y khác đã nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã đi đến những kết luận sau đây (Y học thực hành, 1976, 7-8, 35-37):

1. Nước sắc đặc vỏ cây xoan nhừ khi bôi vào vết thương bỏng mới tạo ra một màng che phủ. Qua thực tế lâm sàng, so với các màng tạo bằng collođion, fibrin, màng che phủ do nước sắc đặc vỏ cây xoan nhừ hơn hẳn về tính chất mềm mại, chắc bền, không bị nứt rạn, không gây căng kéo bề mặt vết thương bỏng và về tính chất bám chặt và phủ kín vết thương bỏng.

2. Nước sắc đặc vỏ xoan nhừ còn có tính chất làm khô vết thương bỏng, do đó màng che phủ giữ được tính chất là một màng khô nhưng mềm mại, vững chắc, đồng thời bám chắc vào vết thương bỏng.

3. Dùng vỏ xoan nhừ chữa các loại bỏng nông tiết kiệm được băng gạc, đỡ số lần thay băng, do đó bớt đau đớn cho bệnh nhân, lại giảm được nhiễm trùng tại chổ do cách ly được vết bỏng với môi trường bên ngoài. Vết bỏng nông từ biểu mô hóa dưới màng. Ở vết thương độ bỏng 2, bỏng trung bì nông, từ 8-12 ngày màng bắt đầu bong. Đối với bỏng trung bì sâu, thời giam bong của màng từ ngày 11-20 kể từ sau khi bị bỏng. Lớp da của bỏng, độ 2 được phục hồi mịn hơn so với các vết bỏng nông cùng vị trí không được bôi nước sắc đặc vỏ xoan nhừ.

Tuy nhiên cần khắc phục một số nhược điểm của thuốc như xót,khi bôi, màu đen của thuốc làm khó chẩn đoán và khó theo dõi diễn biến của hoài tử bỏng khi dùng thuốc ở bỏng sâu.

E. Công dụng và liều dùng

Trừ gỗ dùng làm nhà, đóng đồ, quả dùng để ăn và chế men rượu,trong nhân dân Việt Nam và trung Quốc từ rất lâu đời đã biết dùng vỏ, lá và quả xoan nhừ sắc nước làm thuốc bôi bỏng với tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau và cầm máu.

Sau những công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng, vò xoan nhừ được dùng chính thức tại nhiều nơi để chữa bỏng. Trước khi dùng thuốc cần rửa sạch vết bỏng, cắt bỏ các vòm nốt phổng và các lớp thượng bì đã bong lóc ra. Lau khô sạch bằng ạc vô trùng khô.

Có thể dưới dạng nước sắc đặc của vỏ cây, hay bột vỏ cây (khi dùng pha thêm nước với tỷ lệ 1 phần bột, 1 phần nước) có thể dùng nước sắc đặc phun thành bụi nhỏ (sử dụng khi nén nitơ để tạo áp suất).

Sau đó là một hình thức sử dụng đơn giản: Lấy vỏ cây rửa sạch cho vào nồi, đổ nước ngang mức vỏ, đun cho cạn, gạn lấy phần còn lại. Lại đổ thêm nước ngang mức cũ, đun lần thứ hai đến cạn một nửa. Lấy hai phần nước đó lọc qua gạc rồi cô thành cao sánh.

Cứ 10kg vỏ làm được 400ml cao, màu đen, không mùi, vị chát, dễ bảo quản

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình