Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây Cúc áo dùng làm thuốc chữa bệnh về mắt, tai, răng, họng thế nào?

Còn gọi là hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, phát khát (Vientian), cresson de para.

Tên khoa học Spilanthes acmella L. Murr., (Verbesina acmella L.,Eclipta prostrata Lour chứa một tinh dầu mùi cay hăng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilantola C37H64N2O. Từ 5 kg cụm hoa, các tác giả Nhật Bản, Ý Asahina và M.Asens (Năm 1920), đã lấy ra được 50g spilantola thô. Chất này tác dụng với axit clohydric cho một bazơ gọi là isobutylamin có công thức C4H11N.

Hydrô hoá, spilantola sẽ cho hydrospilantola. Dưới tác dụng của hơi axit clohydric ép, hydrospilantola cho isobutylamin và một hỗn hợp axit béo: axit dexylic C10H20O2 và axit nonylic C9H18O2.

D. Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị nhức răng, sâu răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi đã dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã nát đắp trên mi mắt bị sưng đau.

Cây này còn được nhiều nước dùng làm thuốc: Như ở Malaixia người ta sắc lá này đắp lên đầu chữa bệnh nhức đầu. Tại Ấn Độ người ta dùng cây này chữa bệnh nhức đầu, các bệnh ở cổ họng, răng và lợi. Theo Tavera, tại Philipin, người ta dùng rễ làm thuốc tẩy với liều 4 đến 8g, sắc với một bác nước. Nước sắc lá còn dùng để rửa những nơi ghẻ lở, mẩn ngứa. Cũng tại Philipin, theo Tavera người ta dùng uống trong để làm thuốc thông tiểu tiện và có khả năng tiêu được sỏi thận.

Nước ép của lá hay nước sắc của lá có thể dùng đắp lên các vết thương, vết loét.

Có nơi còn dùng ăn như món rau và cho rằng có tác dụng chữa bệnh scobut (chảy máu chân răng).

Đơn thuốc có cây cúc áo dùng trong nhân dân

Chữa hóc xương gà, xương cá:

Hoa hoặc lá cây cúc áo 50g, lá mảnh cộng 50g, lá dưa chuột ma 50g, dấm thanh 3 thìa cà phê (chừng 20ml). Ba thứ lá tươi hái về rửa sạch, giã nát, thêm giấm thanh vào, trộn đều, đợi 20 phút, vắt lấy một chén con nước. Cho bệnh nhân uống một ít nhưng chủ yếu là ngậm. Ngày chỉ ngậm 1 liều trên. Nặng có thể ngậm tới 3 liều ( Kinh nghiệm của cụ Hà Thị Oanh, Y học thực hành 8-1962,21).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình