Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây Cúc bạch nhật dùng làm thuốc chữa cảm sốt thế nào?

Còn gọi là thiên kim hồng, bách nhật hồng, bách nhật bạch, thiên nhật hồng.

Tên khoa học Gomphrena globosa L.

Thuộc họ Rau giền Amaranthaceae

A. Mô tả cây

Cúc bạch nhật là một cây mọc hằng năm, thân mọc thẳng đứng, cao chừng 50cm, thân và lá đều có lông mềm, nhỏ. Thân thô to, hình trụ, trên có phân nhánh, cành hơi hình vuông. Chỗ đốt hơi phình to, mặt hơi có màu tím hồng . Lá đơn, mọc đối , có cuốn ngắn, phiến lá hình trứng ngược, dài 5đến10cm , rộng 2-5cm đầu lá nhọn hay hơi tù, phía cuốn thon lại thành cuống. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1,5-2cm.

Mùa hoa : hạ và thu. Cụm hoa được dùng làm thuốc.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này thường được trồng làm cảnh ở các công viên.

Mọc và được trồng ở Việt Nam và Trung Quốc. Tại các nước nhiệt đới khác đều có mọc. Người ta hái hoa, phơi hoặc sấy khô.

C. Thành phần hóa học

Trong cụm hoa cúc bạch nhật người ta chiết được các loại betaxyamin trong đó có gomphrenin I, gomphreninII, gomphrenin III, gomphrenin V, gomphrenin VI. Ngoài ra còn có một ít amaranthin và izoamaranthin (Phytochemistry, 1966, 5, 1037 và 1967, 5, 703)

D. Công dụng và liều dùng

Mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn, trẻ con bụng nay, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt qúa hóa mê sảng.

Liều dùng hàng ngày :6-12g, dưới dạng thuốc sắc, khi uống có thêm ít rượu trắng cho chóng dẫn.

Cần chú ý nghiên cứu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình