Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cây Trường sơn dùng làm thuốc chữa cảm sốt thế nào?

Còn gọi là hoàng thương sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo.

Tên khoa học Dichroa ferifuga Lour.

thuộc họ Thương sơn Saxifragaceae.

Cây thương sơn cho ta các vị thuốc sau đây:

vị thường sơn (Radix Dichroae) là rễ phơi hay sấy khô cảu cây thường sơn.

Lá và cành phơi hay sấy khô (Folium Dichroae) được  gọi là thục tất.

Trên thực tế ở Việt Nam người ta ít dùng hoặc dùng cả rễ và lá đều gọi là thường sơn.

chữ Dichroa có nghĩa là 2 màu, febrifuga có nghĩa là đuổi sốt, vì cây và lá thường sơn có 2 màu tím đỏ và xanh lại có tác dụng chữa sốt do đó có tên này.

Tên thường sơn vì có ở núi Thường Sơn, đất Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quốc hiện nay).

A. mô tả cây

thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1-2m, thân rỗng, dễ gẫy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. hoa nhỏ màu xanh lam hoặc hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt, dài không đầy 1mm

B. phân bố, thu hái và chế biến

Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tây, Sapa- Lào Cai cũng có mọc.

tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng đễ lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.

màu thu vào các tháng 8-10 người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

nếu dùng lá, hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. hái về rửa sạch, phơi khô. có thể dùng tươi.

C. thành phần hoá học

Năm 1928, M. E. Bouillat có nghiên cứu thường sơn tươi, nhưng không lấy một chất gì rõ rệt.

Năm 1948, chúng tôi đã chiết được một lá cây thường sơn tươi (Hà Giang, Tuyên Quang) một chất có tinh thể và có chất glucozit vì điều kiện kháng chiến chưa xác định được các tính chất lý hoá (Đỗ Tất Lợi và Bùi Đình Sang, 1948).

Tại các nước, thường sơn được làm đề tài nghiên cứu kỹ về mặt hoá học và dược lý vào năm 1946.

Trong các năm 1946-1948, các tác giả Triệu Thạch Dân, Chuyên Phú Vinh và Trương Xương Thiệu đã lấy được từ thường sơn các chất sau đây:

1. Dicoin- (Dichorin) C10H21(19)O3N3 độ chảy 136oC.

2. Dicoin b C16H(19)21O3N3 độ chảy 145oC.

3. Dicroin y C16H21­­­­­­­(19)O3N­­­­­­­­­­­­­­­­­3 độ chảy 160oC.

Năm 1948, Kuehl đã chiết từ thường sơn một số ancaloit với những tính chất sau đây:

1. Ancaloit I (dichroin A) C­16H9O3N3  độ chảy 131-132oC.

2. Ancaloit II (dichroin B) C16H19O3N3 ­ độ chảy 140-142oC.

Koepfli, các năm 1947 và 1949, đã chiết được các ancaloit đặt tên là febrifugin C­16H19O3N3 có độ chảy 139-1490C và 154-1560C isofebrifugin chỉ là một. Còn dicroin a, ancaloit II và febrifugin là một.

Những ancaloit trong thường sơn đều là dẫn xuất của nhânquinazolin có 3 dạng a, b, y. Nhiệt độ, chất kiềm hay axit hoặc dung môi đề có ảnh hưởng và thay đổi các ancaloit, thành các dạng khác nhau. Trong 3 dạng thì dicorin y có tác dụng chữa sốt rét mạnh nhất.

Công thức của febrifugin và isofebrifugin đã được xác định như sau:

Tỷ lệ ancaloit toàn phần chừng 0,2% trong lá  và 0,1-0,15% trong rễ. Từ cây thường sơn di thực vào Liên Xô cũ, người ta đã chiết được trong lá 0,5-0,7% ancaloit toàn phần trong đó có 0,15-0,19% là febrifugin 0,1% là isofebrifugin. Trong rễ chỉ có 0,2-0,5% ancaloit toàn phần (C. A.,19, 1971-20733t)

D. Tác dụng dược lý

Thường sơn đã được nhiều tác giả nghiên cứu về mặt dược lý. Sau đây là một số kết quả:

1. Tác dụng chữa sốt rét. Năm 1945-1948, các tác giả Vương Tiến Anh và Trương Xương Thiệu đã báo cáo các thí nghiệm dùng thường sơn chữa bệnh sốt rét của gà thấy cao nước với liều 1g trên 1kg thể trọng có tác dụng chữa sốt rét rất rõ rệt (Trung Hoa y học tạp chí, 31: 159, 1945 và Nội Khoa học báo 2: 840, 1950). Chất dicroin với liều 1mg trên 1kg thể trọng so với quinin mạnh gấp 25-50 lần. Trong các dạng dicoin thì dạng y có tác dụng mạnh nhất ứơc chừng gấp 100 lần quinin, dạng b mạnh gấp 50 lần, còn dạng a thì có tác dụng tương đương với quinin.

Các nhà nghiên cứu Mỹ thí nghiệm tác dụng chữa sốt rét của ancaloit của thường sơn so sánh với cây khác cũng chứng minh rằng các ancaloit của thường sơn có tác dụng chữa sốt rét mạnh hơn quinin 100 lần.

Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu (kinh nghiệm trong kháng chiến Việt Nam và báo cáo của Chu Đình Sung, Trương Xương Thiệu trong Trung Hoa y học tạp chí, 29: 137, 1943).

Năm 1956, các tác giả Ngô Vân Dực, Lưu Văn Phú và Kim Âm Xương đã báo cáo trong hội nghị sinh lý học lần thứ nhất của Trung Quốc về  tác dụng chữ sốt rét và độc tính của thường sơn và cũng công nhận các kết luận nói ở trên.

2. Tác dụng chữa sốt. Năm 1935, Mã Văn Thiên đã báo cáo tiêm vào mạch máu 2ml trên 1kg thể trọng thỏ dung dịch 0,03% trực trùng coli để gây sốt rồi tiêm dưới dung dịch 5% thường sơn (1ml tương đương 1,67g nguyên liệu) với liều 0,5ml trên 1kg thể trọng thì thấy tác dụng hạ sốt rất rõ: Nhiệt độ đang lên cao hạ xuống nhiệt độ bình thường.

Cùng năm 1935, Kinh Lợi Bân và Lý Đăng Bảng cũng theo phương pháp trên xác nhận thường sơn có tác dụng giảm sốt, nhưng cả hai nhóm đều không thí nghiệm cho uống thuốc cho thì cũng chưa rõ cho uống thuốc thì có tác dụng như thế nào.

Năm 1947 (Trung Hoa y học tạp chí, 33:177), Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ  Chương cũng báo cáo thuốc trường sơn thô chế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ trường sơn không có tác dụng chữa sốt.

3. Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp. Năm 1945, Hồ Thành Nhu và Lý Hồng Hiến (Nội khoa học báo 2: 840, 1950) báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 (monohydroclorit a dicroin) lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.

Năm 1945 Vương Tiến Anh, Phó Vĩnh Phong và Trương Xương Thiệu đã dùng ancaloit của thường sơn thí nghiệm trên chó đã gây mê thấy hô hấp hưng phấn và huyết áp hạ xuống (Dược học 1-2,111-131, 1953).

Năm 1950, (Nội khoa 2,1-8) cũng báo cáo thấy kết quả như trên.

4. Độc tính. Năm 1935, Mã Văn Thiên đã dùng cao rượu thường sơn chế thành dung dịch 1% trong nước tiêm dưới da chuột nhắt để thử độc tính, thì thấy với liều 0,2ml/10g thể trọng đa số chuột trong vòng 15-20 phút.

Năm 1947, Trương Xương Thiệu và Hoàng kỳ Chương (Trung Hoa y học tạp chí 33, 177) báo cáo đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin A, B, Y trên 1kg thể trọng của gà là 20mg, chuột nhắt là 18,5mg, gà nhỏ là 7,5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.

Năm 1950, Diệm Phượng Cương đã báo cáo dùng chất R212 để thí nghiệm tác dụng chữa sốt rét thì thấy trong quá trình thí nghiệm với liều 10mg trên 1kg thể trọng gà hay quá liều đó thì đa số gà thí nghiệm bị chết. dùng nước Ringer để pha chất R212 thành dung dịch 0,1% rồi thí nghiệm trên chó nhỏ với liều 1,5ml cho 1kg thể trọng, chó sẽ phát sinh nôn mửa, đi ỉa lỏng, phân tiết dạ dày và ruột tăng cường, nhu động cũng tăng cường, niêm mạc dạ dày và ruột xuất huyết, huyết áp hạ xuống, hô hấp nhanh lên, cuối cùng thì chết.

E. công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc , thục tất vị cay, tính bình có độc. vào 3 kinh phế, tâm và can. có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thuỷ. dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờ tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lầu đời trong đông y đễ chữa bệnh sốt rét (sốt rét thường gay sốt rét ác tính) rất có hiệu quả. còn dùng chữa sốt thường sơn là gây nôn. những ancaloit lấy ra cũng gây nôn.

Trong nhân dân có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng chúng tôi đã  có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.

thường khi dùng thường sơn phối hợp với nhiều vị thuốc khác ít nôn hơn.

liều dùng trung bình: 6-12g dưới dạng thuốc sắc. dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Đơn thuốc có thường sơn

1. thường sơn triệt ngược chữa các chứng sốt rét:

thường sơn 6g, Binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít hơn, thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. đơn thuốc này ít gây nôn.

2. thường sơn cam thảo thang:

chữa sốt rét và sốt thường: thường sơn (rễ) 10g, cam thảo 3g, nứơc 600ml. sắc còn 200ml. chia 3 lần uống trong ngày. đơn này dễ gây nôn.

3. cao thường sơn chữa sốt rét:

thường sơn (rễ) 12g, bình lang 12g, miết giáp 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát (miếng), sinh khương 3 miếng. thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g. toàn liều điều trị chừng 12-18g là khỏi. không gây nôn.

Chú thích:

Ngoài vị thường sơn nói trên đây, trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc còn dùng nhiều vị khác thuộc cùng họ thực vật hay thuộc họ thực vật khác hẳn với tên thường sơn.

Xin kể sau đây để chú ý phân biệt và tránh nhầm lẫn:

1. cây thổ thường sơn-Hydrangea thunbergii sied, hoặc Hydragea aspera Don. cùng thuộc họ Thường sơn Saxifragaceae.

Cây này chưa thấy ở Việt Nam. người ta dùng lá. trong lá có chất ngọt phellodulxin C10H14O5. dùng cho thuốc dễ uống, làm lợi tiểu, trong bệnh đường tiện.

2. cây tử thường sơn (Thường sơn tím)-HYdrangea sp, cùng họ, chưa thấy tài liệu nghiên cứu, cũng chưa thấy tại Việt Nam.

3. cây thường sơn Nhật Bản-Orixa japonica Thunb. thuộc họ Cam Rutaceae. cây này cũng chưa thấy ở Việt Nam. chủ yếu người ta dùng ễ, nhưng cũng có khi dùng cả lá và thân. trong rễ thường sơn Nhật Bản, người ta lấy được ancaloit gọi là orixin C18­H23O6N, orixidin C15H13O4N, chất isoorixin và kokusagin C13H9NO6; trong lá có 0,01% tinh dầu, trong đó có camphen C10H16 và linalol,

rễ dùng chữa ho, sốt, gây nôn, sốt rét. dùng ngoài đắp những chổ bị trúng độc. lá dùng sát lên mình trâu bò đễ chữa trừ ve, bọ.

4. hải châu thường sơn-Clerodendron trichotomum Thumb. thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae, còn gọi là xú Ngô đồng (xem vị này). người ta dùng rễ, lá sắc uống chữa sốt rét, cao huyết áp kết quả rõ rệt. thân và lá sắc dùng tắm trâu bò khỏi bị ve, bọ.

5. bạch thường sơn-Mussaenda divaricata Hutch. thuộc họ Cà phê Rubiaceae. cây này chưa thấy có trong nước ta, nhưng nhân dân một số nơi dùng cây bướm bạc hay bướm bướm-Mussaenda cambodiana Pierre mọc ở nước ta, cùng họ. hoa có tác dụng thông tiểu tiện, chữa ho, hen, sốt rét.

6. sơn thường sơn (Thường sơn núi)-Berberis vulgaris L. thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae. cây này chưa thấy ở nước ta. hoạt chất là becberin. cũng dùng chữa sốt rét.

7. hợp tác xã thuộc dân tộc Hà Nội dùng cây Phlogacanthus turgidus Nicholson họ Ôrô Acanthaceae với tên thương sơn. cây này còn có tên khác là Meninia turgida Hook. có tác gỉ lại xác định là cây dóng xanh Gendarussa ventricosa (Wall.) Ness. chưa thấy nghiên cứu

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình