Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Thuốc nam
Cây Tiền Hồ dùng làm thuốc chữa cảm sốt thế nào?

Còn gọi là quy nam (Lạng Sơn), tử hoa tiền hồ (Trung Quốc), thổ dương quy, sạ hương  thái.

Tên khoa học Peucedanum decursivum Maxim, Angelica decursiva Franch et savat.

Thuộc họ Hoa tán Umelliferae.

Tiền hồ (Radix Peucedani dercursivi) là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ hay cây quy nam.

A. Mô tả cây

Cây thuộc thảo, cao 0,7-1,4m, mọc thẳng đứng, trên có phân nhánh trên thân có khía dọc. Lá ở gốc cây lớn, 1-2 lần xẻ lông chim, cuống dài 14-30cm, phiến lá chia thành thuỳ hình  bầu dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá ở phía không cuống hay thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép. Hoa màu tím. Qủa hình bầu dục, cụt ở hai đầu, 5-7mm, rộng 3-5mm. Phân liệt quả, có múi có múi ở cạnh, khi chưa chín khi chưa chín 2 phân liệt quả dính chặt vào nhau. Khi chín phân liệt quả nở tung ra, có dìa rộng và hơi dài.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay mới phát hiện thấy có nhiều ở Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ở đây người ta thu mua với tên Quy Nam. Có người gọi nhằm nó là độc hoạt hay khương hoạt.

Thực ra độc hoạt và khương hoạt là rễ những cây khác.

Vào mùa thu, đông hay mùa xuân, đào lấy rễ về, rữa sạch đất, phơi hay sấy khô là được.

Tại Trung Quốc, tiền hồ mọc ở Thiểm Tây, Quảng Châu, Hàng Châu, An Huy, Thiểm Tây, Hàng Châu được coi là nơi tiền hồ tốt nhất. Tại Trung Quốc, còn khai thác một cây khác gọi là bạch  hoa tiền hồ (tiền hồ hoa trắng) Peucedanum praeruptorum Dùng cùng họ hoa tán. Cây này có hoa trắng và chưa thấy ở Việt Nam, cũng thấy ở Thiểm Châu, Quảng Tây, Phúc Kiến, An Huy, Trung Quốc.

C. Thành phần hoá học

Trong  tiền hồ, người ta phân tích thấy có chất glucozit gọi là nodakenin có công thức C20H24O9, tinh dầu, tanin, spongosterola.

Chất nodakenin, khi thuỷ phân sẽ cho nodakenitin hay nodagenin C14H24O và glucoza.

Nodakenin có độ chảy 215oC, tan trong nước lạnh, cồn, axitaxetic, không tan trong ete, dầu hoả, benzen.

Nodakentin có độ chảy 185oC.

D. Tác dụng dược lý

Theo Cao ứng Đẩu và Chu Thọ Bành (1954, Trung Hoa y học tạp chí, 5) thí nghiệm trên mèo gây mê thì tiền hồ có tác dụng trừ đờm.

Nhưng Hoàng Khánh Chương (1954, Trung Hoa y học tạp chí, 11) gây ho cho mèo bằng cách tiêm dung dịch 1% iôt vào dưới sườn, sau đó cho uống nước sắc tiền hồ 0,8-2g cho 1kg thể trọng, thì không thấy có tác dụng trừ ho rõ rệt.

E. Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng tuyên phán phân nhiệt, hạ khí chỉ ho, tiêu đờm. Dùng chữa phong nhiệt sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức. Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.

Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờm. Ngoài ra còn vị thuốc chữa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.

Liều dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc có tiền hồ

Chữa viêm khí quản, đờm không tiết ra được:

Tiền hồ 10g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, khoản đông hoa 8g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. (Đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình