Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Tài nguyên Môi trường
Hiện nay có những vấn đề gì về môi trường toàn cầu mà thế giới đang quan tâm?

 

Ngày 18 tháng mười một năm 1992, đã có 1.572 nhà khoa học trên toàn thế giới (trong đó có 99 vị đã được tặng giải thưởng nôben) đã phát đi lời cảnh báo về vấn đề môi trường trên phạm vi toàn thế giới, làm xoay chuyển tình hình về bất hạnh to lớn mà con người phải hứng chịu, cũng như những đột biến đang xảy ra trên trái đất. Họ cũng đã khởi thảo thêm một văn kiện “sự cảnh báo của các nhà khoa học đối với nhân loại”. Phần mở đầu của văn kiện đã nêu lên: “nhân loại và thế giới tự nhiên đang bước trên một con đường đầy mâu thuẫn với nhau”, văn kiện đã nêu lên những nguy cơ hiện nay: tầng ôzôn bị mỏng đi, không khí bị ô nhiễm, sự lãng phí nguồn nước, biển cả bị nhiễm độc, ruộng đồng bị phá hoại: các loài giống động thực vật bị giảm đi, dân số tăng nhanh v, v… một loạt vấn đề. Trên thực tế, những nhân tố đó làm nguy hại đến các sinh mệnh trên trái đất.

 các nhà khoa học về môi trường đã khái quát lên 8 yếu tố lớn vấn đề ô nhiễm môi trường.

1.            Mưa axít – nó phá hoại lỗ thông hơi ccủa các loại cây cối, khiến chúng mất đi sự cân bằng của tác dụng quang hợp: làm chua nguồn nước ờ hồ ao, sông ngòi.

2.             nồng độ khí co2 trong không khí tăng lên: làm cho nhiệt độ trong không khí tăng lên, sinh thái tự nhiên mất căn bằng.

3.            Tầng ôzôn bị phá hoại, làm cho tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời bị uy hiếp trực tiếp đến các sinh mệnh trên trái đất.

4.            Hoá học ô nhiễm môi sinh; trên thế giới có trên 670 ngàn loại chất hoá học thương phẩm hoá; trong các hoá chất độc hại đã có tới 15 ngàn loại; hàng năm đã có đến 500 ngàn người bị nhiễm độc; trúng độc do khi sử dụng không chú ý hoặc sử lý các phế thải không thoả đáng.

5.            Ô nhiễm chất nước: trên thế giới có đến 5 triệu người chết vì nước ô nhiễm, khoảng có đến 1 tỷ người không có nước sạch để dùng.

6.            Đất đai bị sa mạc hoá: do rừng bị huỷ hoại, canh tác và chăn thả bừa bãi, hoá mức làm cho đất bị kiềm hoá và cát hoá. Mỗi năm trên trái đất có khoảng 7 triệu hécta canh tác bị sa mạc hoá.

7.            Rừng mưa nhiệt đới bị giảm nhiều, do chặt phá bừa bãi, nạn cháy rừng do tự nhiên và con người gây nên; hàng năm trên quả đất có khoảng 17 triệu hécta rừng bị phá hoại; chiếm khoảng 0.9% tổng diện tích quả đất.

8.            Sự uy hiếm của hạt nhân: năm1991 mới có 423 nhà máy điện nguyên tử của 26 nước đang vận hành, đến cuối thế kỷ 20 đã tăng thêm 100 nhà máy nữa; tất cả các phế thải hạt nhân đều đổ xuống biển. Trên quả đất còn hơn 5 vạn đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp nơi trên thế giới, luôn đe doạ tới nền hoà bình và sự sinh tồn của nhân loại.

Qua đó ta thấy, nhân tố làm cho quả đất tiêu điều xơ xác, nguy cấp đến tính mạng quả đất cũng chính do hành vi phá hoại môi trường của chính bản thân con người.

Chả trách trong buổi khai mạc đại hội về vấn đề môi trường và sự phát triển do đại hội đồng liên hợp quốc tổ chức, tổng thư ký gali đã đề nghị toàn thể hôi nghị mặt niệm quả đất 2 phút đồng hồ. Trong 2 phút trầm lắng đó, các vị đại diên cho nhân loại đã bài toả sự hối hận, sự phản tỉnh sự suy tư: chúng ta chỉ có một quả đất. Tương lai của nhân loại tùy thuộc vào sự lựa chọn hôm nay của chúng ta.

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình