Hệ thống sinh thái tự nhiện do các yếu tố động vật, thực vật, vi sinh vật và hoàn cảnh xung quanh cấu thành. Một hồ nước có các loài động thực vật và vi khuẩn sinh sống thì cần có hoàn cảnh xung quanh như nước, bùn, ánh sáng mặt trời mà tiến hành quang hợp để tích luỹ dinh dưỡng trong thân cây. Những động vật phù du nhỏ ăn các loài thực vật phù du và khi cơ thể chúng tàn lụi thì bị vi khuẩn, chân khuẩn làm cho thối rữa mà phân giải thành chất hữu cơ, cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho thực vật. Đó chính là một hệ thống sinh thái có cấu tạo hoàn chỉnh.
Ngày 5 tháng 6 hàng năm được Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 27 định làm ngày Môi trường thế giới. Chủ đề hàng năm của ngày Môi trường thế giới đều rất rõ ràng. Thí dụ chủ đề của ngày Môi trường thế giới năm 1974 là chỉ có một trái đất. Chủ đề ngày Môi trường thế giới năm 1993 là Bần cùng với hoành cảnh-Hãy thoát khỏi vòng tuần hoàn ác tính để biểu thị quyết tâm cải tạo hoàn cảnh môi trường của nhân dân trên thế giới.
Vậy hoàn cảnh sinh thái bị phá hoại thành mối nguy hại như thế nào? Hoàn cảnh sinh thái có thể tự điều chỉnh cân bằng, nhưng sự tự điều chỉnh cũng chỉ ở một mức độ nhất định. Nếu như hoạt động của con người phá hoại sự cân bằng của hoàn cảnh sinh thái thì sẽ tạo thành tai nạn lớn. Năm 1930, do nước Mỹ tiến hành khai khẩn vùng thảo nguyên miền Tây mà thảm thực vật bị phá hoại, kết quả là dẫn đến một trận bão đen thổi đi hơn 300 triệu tấn đất đai khiến cho sản lượng lúa mì năm đó của Mỹ giảm đi hơn 5 triệu tấn