Nhiệt độ trái đất nóng lên khiến cho hệ sinh thái tự nhiên có sự biến đổi lớn. Hoang mạc ngày càng mở rộng, rừng rậm và thảo nguyên ngày càng thu nhỏ lại, hạn hán lũ lụt xảy ra nghiêm trọng, sự xâm thức đất đai ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và sự phát triển của cây cối khiến cho người ta phải nghĩ đến việc điều chỉnh mới các công trình thuỷ lợi. Cư dân cư trú ở vùng vĩ độ giữa của trái đất bị cái nóng thiêu đốt. Nhiệt độ trái đất nóng lên càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng ven biển. Do nhiệt độ tăng lên, những núi băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra khiến cho mực nước biển dâng cao thêm 1 m. Như vậy thì các thành phố ven biển và các hải cảng sẽ bị nước san phẳng.
Tháng 11 năm 1988, đại hội Liên hợp quốc đã ra nghị quyết kêu gọi các nước ra sức bảo vệ khí hậu cho hiện tại và sau này. Nghị quyết đó cho đến nay vẫn phát huy được hiệu qủa, nhưng khí hậu trên trái đất vẫn ngày càng khắc nghiệt.
Từ thế kỷ XX, rừng rậm trên thế giới bị chặt phá với số lượng lớn cùng với sự chăn thả bừa bãi trên thảo nguyên và người nước bị ô nhiễm đã khiến khả năng hấp thụ khí các bon níc của cây xanh giảm xuống. Thêm nữa, nền công nghiệp ngày càng phát triển tạo nên nguồn khí thải lớn chứa nhiều khí các bon níc. Tia nắng mặt trời chiếu rọi khiến nhiệt lượng cuả trái đất không dễ tản ra vũ trụ khiến trái đất biến thành một căn phòng nóng nực lớn. Đó chính là hiện tượng hiệu ứng nhà kính |