Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao có thể xảy ra ô nhiễm khí quyển?

 

Trong thế giới tự nhiên, thành phần không khí trong sạch tương đối giản đơn. Thông thường nitơ chiếm 78% ôxy chiếm 21%, agôn chiếm 0,93%, còn có một ít chất khí co2, hơi nước và khí vi lượng. Thế nhưng, môi trường thiên  mà con người sống luôn luôn thay đổi. Quả đất tự quay điều kiện khí hậu thay đổi. Đều làm cho không khí chuyển động, điều đó làm cho thành phần không khí thay đổi.

Nếu một chất khí nào đó ở khí quyển tăng lên nhiều một cách khác thường hoặc tăng thêm một lượng khí mới, sẽ gây ra ô nhiễm khí quyển.

Thế giới tự nhiên thường xảy ra những sự chuyển động quy mô lớn. Lúc đó cũng gây ra sự ô nhiễm về khí quyển. Khi núi lửa bùn nổ phun ra một lượng bụi bậm đất đá và khí so2 khá lớn, rừng bị cháy sẽ phun lên không khí lớp tro bụi khí sunphua điôxít, chất no,v.v… các chất làm ô nhiễm không khí. Do hoạt đông của thế giới tự nhiên thường rất dồn dập, các tạp chất lẫn vào trong khí quyển không phải tính theo số lần của nó; bản thân thế giới tự nhiên cũng có khả năng làm sạch của nó. Các chất ô nhiễm tự nhiên đối với con người không xảy ra sự đe dọa lớn.

Cái mà con người nói đến hiện nay làm ô nhiễm môi trường khí quyển. Chủ yếu là do hoạt động và sản xuất của con người gây nên. Các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất có 100 loại ô nhiễn khí quyển nguy hại tới môi trường. Trong đó có các hợp chất sau đây nguy hại đối với con người tương đối lớn là sunphua đôxít, chất co, chất no, chất fluo, chất clo và hyrocacbon.

Không khí là nhân tố môi trường quan trọng để cho con người duy trì sự sinh tồn; một con người trưởng thành mỗi ngày hít thở khoảng 15 – 20 m3 không khí; nhiều gấp 10 lần yêu cầu ăn uống. Do vậy, khí quyển ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đối với cơ thể con người; thường gây ra bệnh khí thũng, hen suyễn, viêm khí quản và ung thư phổi v.v…

Nhiều hoạt động của con người; nhất là sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải, đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi năm sản xuất công nghiệp đã thải loại ra khoảng 500 triệu tấn dạng hạt, trên các chất ô nhiễm dạng hạt này còn hút theo các chất kim loại độc hại; các chất vô cơ và hữu cơ, thành phần hết sức phức tạp. Không chỉ có như thế, các chất do con người thải loại ra lại còn xảy ra các phản ứng hoá học trong môi trường khí quyển và đẻ ra các chất ô nhiễm khác làm ô nhiễm môi trường lần thứ hai.

Khí so2 tồn tại tự nhiên trong không khí không quá 11 triệu tấn, thế nhưng những hoạt động của con người thải loại ra đã gấp 10 lần con số đó, lượng so2 do con người đốt than thải ra đã có 200 triệu tấn, đã làm thành những trận mưa axít tàn phá. Than đá, dầu hoả và chất khí đốt mà sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người sử dụng đã thải vào môi trường một nồng đô về khí co2 đáng lý là 315 ppm nay đã vọt lên 352 ppm, đã gây nên hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới, dẫn tới mặt nước biển bị dâng cao, khí hậu biến đổi khác thường.

Sau khi chất thải ô nhiễm khí quyển ngày càng lớn đã tích luỹ ở trong không khí làm cho chất lượng không khí bị xấu đi. Những sự thay đổi đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người mà còn làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên, tầng ôzôn bị phá hoại, đã gây tổn hại cho toàn hệ thống sinh thái trên trái đất. Ngày nay, sự ô nhiễm khí quyển đã làm cho con người quan tâm hơn, nhiều nước trên thế giới liên kết nhau lại và hoạt động mạnh mẽ, nghiên cứu đối sách, áp dụng mọi giải pháp vì vậy chúng ta có thể tin rằng trong tương lai không xa; bầu trời trong xanh, không khí trong lành lại xuất hiện trở lại

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình