Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Quả đất nóng lân có ảnh hưởng gì đối với con người, đối với môi trường?

 

Khí co2 trong khí quyển có một hàm lượng nhất định, đảm bảo cho quả đất duy trì ở một nhiệt độ nhất định. Giả thiết nếu trong khí quyển không có khí co2 thì nhiệt độ trung bình trên quả đất sẽ là – 150c. Quả đất bị chìm ngập trong băng tuyết. Nếu hàm lượng co2 trong khí quyển tăng lên rỏ rệt, quả đất sẽ tăng lên nhiều. Các nhà khoa học đánh giá, nếu như đồng bộ của co2 đạt tới 420 ppm thì tất cả các núi băng ở hai cực nam, bắc của quả đất sẽ chảy tan hết.

Do con người đã sử dụng than đá, dầu mỏ và các khí thiên nhiên  làm nhiên liệu, sẽ làm cho hàm lượng khí co2 trong khí quyển tăng lên. Hiện nay, khí co2 tăng lên mỗi năm với tốc độ 0,7 ppm. Cứ như thế mà tính; đến thập niên 30 của thế kỹ 21, thì nhiệt độ trung bình trên quả đất tăng cao hơn hiện nay là 1,50c - 4,50c. Lúc đó, mức nước biển sẽ ấm lên và giản nở, mặt biển sẽ dâng lên 0,2 – 0,4m. Kèm theo các núi băng tan ra thì mặt biển sẽ lên cao ghê gớm; có thể nhấn chìm phần lớn các thành phố ven biển, làm cho môi trường thiên nhiên và hệ thống sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng. Gió bão, mưa, sóng thần và các nạn khô hạn, lũ lụt sẽ hoành hành dữ dội. Gây ra những tổn thất không thể lường được đối với đời sống con người và sản xuất của nông lâm ngư nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề phụ khác. Có người đã so sánh những “ thiên tai đứng sau chiến tranh hạt nhân”.

Để đương đầu với tình trạng quả đất nóng lên. Chúng ta phải có đối sách như thế nào? Các nhà khoa học đã nêu lên hai đối sách là “thích nghi” và “hạn chế” ứng với sự thay đổi của môi trường và khí hậu. Chẳng hạn như ven biển xây dựng các con đê cao để phòng nước biển dâng cao. Thay đổi các giống cây trồng sau cho thích nghi với sự biến đổi khí hậu.

“hạn chế” là chỉ con người sẽ áp dụng mỗi giải pháp để hạn chế sự phá hoại của con người đối với khí quyển. Chẳng hạn như hạn chế lượng thải khí co2, sẽ thay đổi nguồn nhiên liệu than đá và dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,năng lượng hạt nhân, năng lượng gió…, những nguồn năng lượng xanh. Ngoài ra, đẩy mạnh việc trồng cây gây rừng, tăng thêm các thảm thực vật hấp thu khí co2, nếu làm giảm lượng khí co2 trong khí quyển thì quả đất không tiếp tục nóng lên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình