Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Tài nguyên Môi trường
Cấp báo nguy cơ về nguồn nước mang tính toàn cầu?

 

Theo sự điều tra năm 1995 của tổ chức nông lượng thế giới. Hiện nay, lượng dùng nước ngọt hàng năm trên toàn thế giới khoảng 4.130 tỷ m3.

Do dân số tăng, lượng sử dụng trung bình nước ngọt cho mỗi người ở trên toàn cầu vào cuối thế kỷ này giảm đi 24%. Lượng cung cấp nước trung bình cho mỗi người hàng năm khoảng 3.000 m3 vào thập niên 80 đã giảm xuống 2.280 m3 vào năm 2000. ở châu âu sẽ từ 4.400 m3 giảm xuống 4.100m3. ở châu á sẽ từ 5.100 m3giảm xuống 3.30 0m3, châu phi từ 9.400 m3 giảm xuống 5.100 m3; phần lớn ở khu vực trung đông là sa mạc, lượng mưa ít. Nguồn nước đã trở thành mạch sống, phát triển và bảo đảm an ninh quốc gia của các nước đó. Tình trạng thiếu nước trầm trọng ở châu phi đã khiến cho người ta băn khoăn, các nhà nghiên cứu các trường đại học oâxpho, học viện gờrin và tiến sĩ mailơ cố vấn ngân hành thế giới đã cho ra đời một tác phẩm nổi tiếng “sự an toàn cuối cùng” trong đó đã nêu lên: chưa đến mười năm nữa, lượng cung cấp nước bình quân đầu người của các nước ai cập, nigiêria, kênia sẽ lần lượt giảm đi theo từng nước một 30%, 40%, 50%.

Dựa theo tiêu chuẩn của các nhà khoa học thuỷ văn và địa lý xây dựng nên: nếu lượng cung cấp nước bình quân đầu người mỗi năm của một nước không đạt 1.000 m3 là quốc gia thiếu nước. Hiện nay có khoảng hơn 2 tỷ người phải đương đầu với nạn không đủ nước ngọt dùng, trong đó có khoảng 300 triệu người sống trong tìng trạng thiếu nước trầm trọng.

Tháng năm 1995, uỷ ban nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới đã triệu tập cuộc hội nghị lần thứ ba ở nui oóc.

Dựa vào tài nguyên nướv bình quân trên đầu người, giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân bình quân đầu người, lượng nước bình quân đầu người của hơn 153 nước chiếm 98,83% d6an số thế giới để phân tích, chi ra 4 loại:

Loại quốc gia thứ nhất là quốc gia có nguồn nước phong phú có 100 nước, dân số 1 tỷ 931 triệu 757 ngàn người chiếm 34,18% dân số thế giới.

Loại quốc gia thứ hai là những nước yếu về nguồn nước có 17 nước dân số 1 tỷ 906 triêu 366 ngàn người chiếm 33,74% dân số thế giới.

Loại quốc gia thứ ba là những nước khó khăn về nguốn nước trong có 17 nước, dân số 1 tỷ 449 triệu 22 ngàn người chiếm 25,65% dân số thế giới.

Loại quốc gia thứ tư là những nước thiếu nước nghiêm trọng có 19 nước, dân số 362 triệu 371 ngàn người, chiếm 6,14% dân số thế giới. Dựa theo sự phân poại trên đây, trung quốc thuộc vào loại quốc gia thứ hai, xếp vài vị trí từ 100 đến 117.

Vì sao lại sảy ra việc cấp bách về nguy cơ nguồn gốc nước mang tính toàn cầu. Có 3 nguyên nhân chính: lượng nướ dùng cho nông nghiệp, công nghiệp chiếm 70% và 22% cho riêng từng nghành, và lượng nhu cầu vẫn còn tiếp tục tăng. Dân số tăng, đô thị hoá phát triển mạnh cũng làm cho lượng nước dùng cho sinh hoạt tăng lên.

Đầu thế kỷ 20, lượng nước dùng cho công ngiệp và dùng cho sinh hoạt chỉ chiếm 12% tổng sản lượng nước sử dụng.

Theo đà phát triển dân số và đô thị hoá; lượng tiêu hao nước ngày càng nhiều. Từ năm 1900 đến năm 1975. Tổng lượng nước sử dụng cho toàn thế giới tăng với tốc độ 3% - 5%. Ước khoảng 20 năm tăng gấp đôi. Lượng nước dùng công nghiệp và sinh hoạt tăng nhanh. Năm 1950 chỉ chiếm 22,7% tổng sản lượng nước dùng, nhưng năm 1985 đã tăng lên 34,6% và đến năm 2000, tổng lượng nước dùng cho toàn thê giới khoảng 6.00 tỷ m3 chiếm 15% tổng dòng chảy của toàn thế giới. 40 năm trở lại đây, lượng nước dùng cho công nghiệp tăng lên 40 lần lượng nước dùng cho nông nghiệp tăng lên hai lần. Lượng nước dùng cho công nghiệp ở các nước phát triển chiếm 40%. Trong đó 2/3 dùng cho luyện kim dầu mỏ, hoá chất, công nghiệp giấy và ngành  thực phẩm.

Nếu so sánh với các nước công nghiệp, lượng nước dùng cho cônh nghiệp của các nước đang phát triển tương đối ít, bình quân đầu người chỉ 20 - -30 m3.

Nguyên nhân thứ hai để phát sinh việc thiếu nước trầm trọng mang tính toàn cầu là nguồng nước bị ô nhiễm. Lượng nước thải của khu công nghiệp và thành phố mỗi năm có hơn 500 tỷ m3. Năm 2000 đã tăng lên 3.000 tỷ m3.

Nguồn nước mặt trong lòng đất trên toàn thế giới đang bị ô nhiễm. Nhiều nguồn nước ngầm ở trong đất của nhiều nước đã trống rỗng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình