Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Tài nguyên Môi trường
Vì sao nói “thủy triều đỎ” là một loại ô nhiễm của biển?

 

Tháng sáu 1957 trên biển aûrập, một tàu chở hàng của liên xô đang trên đường hành trình đột nhiên phái trước của mũi tàu như đụng phải vật gì đó. Thuyền trưởngg lập tức dừng máy và kiểm tra, điều làm cho mọi người thất kinh vì một vùng nước biển xanh biếc đã biến thành màu nâu, giữa màu nâu đó lại lấp loáng ánh bạc. Không biết những con tàu đã đi vào trong một bãi cá chết. Cái gì vậy? Đó là vì nước biển của vùng này đã biến chất đáng sợ thành thuỷ triều đỏ.

Thuỷ triều đỏ đã sinh ra như thế nào? Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều đỏ là do nước biển bị ô nhiiễm. Chúng ta đều biết rằng, những chất thải có chứa chất độc khi thải xuống biển sẽ làm cho biển bị ô nhiễm, đã uy hiếm nghiêm trọng đến sự sinh tồn của các động thực vật trên biển. Nhưng những chất thải đỗ ra biển không chỉ có chất độc hại, mà cần có những chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của thực vật ở trongbiển như đạm, lân và than, v.v… khi những muối dinh dưỡng đó quá phong phú, đó cũng là diều phiền phức.

Trong điều kiện môi trường thích nghi, chẳng hạn như có mưa lớn làm cho độ muối của nước biển giảm thấp, nhiệt độ nước biển có lợi, không có gió thổi mạnh, hơn nữa lại có cả nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ ra biển. Các chất muối của lân và đạm cũng như nguyên tô 1vi lượng sắt mangan cùng các hợp chất hữu cơ đã tăng lên nhanh chóng. Lúc đó đã xảy ra hiện tượng “chất dinh dưỡng quá phong phú”. Chất dinh dưỡng quá nhiều đã làm sinh sôi nảy nở các loài tảo và trùng roi. Một tế bào trùng roi sau 25lần tách có thển sinh ra 33 triệu ấu trủng roi, một giọt nước biển có thể chứa được 6.000 con. Với những loại sinh vật thủy triều này bùn nổ, sinh sôi nảy nở và khi chúng chết đi sẽ nhuộm đỏ nước biển.

Qua thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh độc tố trong trừng roi sinh ra rất dễ tích tự trong thân của con sò, hến. Khi con người ăn phải các loại đông vật như trai sò ốc hến… sẽ bị trúng độc. Điều đáng sợ là, những sinh vật đã bị ô nhiễm thuỷ triều đỏ; chứa độc tố, trong đó có độc tính mạnh gấp 80 lần chất độc của rắn hổ mang bành. Con người ăn nhằm những loại hải sản đó thì nôn mửa tháo tỏng, nặng thí tử vong.

Sinh vật thủy triều đỏ sau khi tiêu thụ hết dưỡng khí ở trong nước, một phần nước mất khả năng tự làm sạch. Lúc đó, nếu lúc đó tiếp tục thải chất thải xuống biển. Sẽ làm cho khu biển sẽ nhiễm độc nặng hơn. Tình trạng độc hại cứ như thế mà quay vòng, cuối cùng sẽ huỷ hoại tận gốv tài nguyên sinh vật biển.

Qua đấy ta thấy, thủy triều đỏ là một loại ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình