Rất nhiều đồ vật có thể phát nhiệt. Chẳng hạn như đèn điện sáng thì bóng đèn ống hay đèn tròn sẽ phát nhiệt. Khi gia đình sử dụng các thiết bị điện cũng phát ra nhiệt …do những vật đó phát ra nhiệt lượng không tốn lắm, thường không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Thế nhưng, nguồn nhiệt phế thải của những nha máy lớn khi thải vào nước hay khí quyển thì nhiệt trở thành nguồn ô nhiễm. Ta thử lấy một nha máy nhiệt điện làm thí dụ. Nhiệt do nó đốt nhiên liệu để sinh ra điện ước chỉ có khoảng 1/3 chuyển hoá thành điện, còn 2/3 biến thành nhiệt phế thải, thải ra ngoài nước và không khí dưới dạng nước nóng và khí nóng. Nhiệt phế thải của các nhàmáy điện hạt nhân, thường lớn hơn nhà máy nhiệt điện khoảng 50%. Nước thải nhiệt điện cao của các nhà máy động lực lớn đó thải xuống sông suối, hồ ao và biển cả, có lúc làm cho nhiệt độ nước tăng cao lên mấy độ đến mấy chục độ c(xenxiúyt).
Chẳng hạn như nhà máy nhiệt điện một trăm ngàn kilôóat, mỗi giây sản xuất 7 tấn nước nóng, có thể làm cho nước xung quanh tăng lên 6 – 80c.
Ô nhiễm nhiệt có thể làm cho nước sông suối, hồ ao và biển tăng lên làm cho môi trường sinh thái ở đấy có sự thay đổi. Mỗi khi nhiệt độ nước tăng cao hơn phạm vi thích ứng của các sinh vật ở trong nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự sống bình thường, sự phát dục và sự sinh soi nảy nở, thậm chí còn làm cho chúng bị chết.
Chẳng hạn cá ngừ khi nhiệt độ 240c sẽ bị chết. Cá chép khi nhiệt độ nước 350c thì toi mạng. Trứng cá còn sợ nước nóng hơn cả cá. Ví dụ như, chỉ cần nhiệt độ nước cao hơn bình thường là 30c thì trứng đã bị hỏng. Chẳng hạn như nhà máy điện ở sông vọng ngu, giang tô và hà võng đã từng xảy ra sự vịêc thải nước thải nóng làm cho cá và loài trai quý chết hàng loạt. Oâ nhiễm nhiệt còn làm cho nước thiếu dưỡng khí, làm cho các loài tảo và vi sinh vật phát triển mạnh, làm cho dưỡng khí trong nước không đủ, cá chết hàng loạt. Năm 1971, ở mỹ do nước bị ô nhiễm đã chết 73 triệu 700 ngàn con, nguyên nhân cá chết là vì dưỡng khí ở trong nước không đủ.
Ô nhiễm nhiệt còn làm phá hoại môi trường sinh thái ở trong nước. Thông thường các chất hữu cơ trong nước ngọt phải ở dưới nhiệt độ 320c mới giữ được kết cấu nòi giống và bầy đàn. Nếu vượt quá giới hạn đó, nòi giống và bầy đàn sẽ mất đi nhiều lọai hữu cơ điển hình. Ta hãy lấy loại tảo làm ví dụ. Một loại tảo cụ thể nào đó chiếm được ưu thế do điều kiện nhiệt độ quyết định. Khi nhịêt độ 20 – 250c loài tảo cát chiếu ưu thế, 30 – 350c loài tảo lục chiếm ưu thế, 350c tảo lam chiếm ưu thế.
Nước sông bị ô nhiễm nhiệt, thường thường phát triển tảo lam mạnh nhất, mà loại tảo lam làloại thức ăn kém nhất trong sinh vật thuỷ sinh, thậm chí còn có hại đối với một số loài cá. Loài tảo lam còn là nguyên nhân quan trọng gây nên nước có mùi. Nhiệt độ nước tăng cao còn ảnh hưởng tới số lượng và phân bổ loại sinh vật sống ở đáy.
Ô nhiễm nhiệt còn sự nguy hại đối với sinh vật thuỷ sinh, nhiệt thải vào trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ khí quyển tăng cao, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài thực vật ở xung quanh. Nhiệt độ ở trong các xưởng máy tăng lên sẽ làm giảm thấp hiệu suất công tác. Thậm chí còn làm cho con người ngất xỉu và trúng nắng.
Ô nhiễm nhiệt đã làm cho các nhà bảo vệ môi trường ở trong và ngoài nước quan tâm nhiều. Mấy năm gần đây trong và ngoài nước đã ứng dụng kỹ thuật cảm ứng từ xa bằng hồng ngoại của ngành hàng không để giám sát vịêc ô nhiễm nhiệt; đã thu được kết quả khả quan. Các chuyên gia đã có nhận thức chung: là phải biến cái phế thải thành vật quý giá, sử dụng nguồn nhiệt phế thải để tạo ra hạnh phúc cho con người, mới là cơ bản để chữa trị cơ bản ô nhiễm nhiệt |