Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao phế liệu hạt nhân và các chất phế thải có tính phóng xạ không được vứt bỏ bừa bãi?

 

Từ hơn 100 năm về trước, béccơren phát hiện hiện tượng mang tính phóng xạ, phản ứng hạt nhân và phản ứng phóng xạ đã đi vào cuộc sống nhân loại. Công nghiệp hạt nhân nhanh chóng phát triển, chất phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong khoa học, y học và công nghiệp đã sinh ra nhiều phế liệu hạt nhân và chất phóng xạ.

Chất phế liệu hạt nhân do công nghiệp hạt nhân sinh ra liên quan hơn tới 100 loại nguyên tố và hơn 900 đồng vị phóng xạ. Sự phân biệt giửa chất phế thải này với các chất phế thải khác là ở tíng phóng xạ. Những chất phế thải mang tính phóng xạ có thể là thể đặc, thể lỏng và thể khí. Trong đó có chứa các nguyên tố phóng xạ. Có loại phân rã hạt nhân rất nhanh, có loại phải đến mấy trăm năm mới phân rã đến mức độ an toàn.

Bức xạ do các chất phóng xạ phát ra, nếu không dùng máy móc để đo đạt, kiểm tra thì mắt thường không thể phát hiện nổi. Nhưng bị chiếu xạ trong một thời gian dài hoặc chiếu xạ với mức độ lớn trong thời gian ngắn, không chỉ nguy hại đối với bản thân mà còn làm tổn thương đến tế bào sinh dục ảnh hưởng đến đời con cháu mai sau.

Các chất phế thải mang tính phóng xạ chủ yếu ở trên thế giới này là do nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân gây nên, hoặc lúc tiến hành gia công lại nguyên liệu của nhà máy điện hạt nhân gây nên. Hiện nay các chất phế liệu hạt nhân đó nếu đem cộng lại có tới mấy vạn m3. Những chất phế thải hạt nhân thường để tồn kho tại một chỗ sẽ sinh một lượng nhịêt rất lớn, phóng ra rất nhiều tia bức xạ, thậm chí còn gây nổ hạt nhân.

Những chất phế thải hạt phóng xạ do công tác nghiên cứu khoa học, y học và công nghiệp ứng dụng hạt nhân thải ra, phân tán hoặc xử lý không tốt, thường xảy ra hiện tượng rơi vãi mất mát. Chẳng hạn như quần áo đã nhiễm chất phóng xạ được chôn dưới cát của xa mạc gôbi, đã bị người dân ở đó không phân biệt được tác hại của nó đã đào bới lên và lấy đi. Tuy nhiên, mức dộ phóng xạ của những chất phóng xạ đó tương đối thấp, nhưng tiếp xúc lâu ngày sẽ bị nhiễm phóng xạ rất nguy hiểm đối với cơ thể.

Vì thế, những chất phế thải có mang tính phóng xạ, ngoài việc phân loại, giảm dung tích, cố định, bao gói, vận chuyển, cất giấu như những chất phế thải thông thường khác ra. Điểm quan trọng nhất là găn ngừa sự gây hại đối với con người khi nó chưa phân rã hạt nhân một cách đầy đủ.

Giới công nghiệp hạt nhân đang nổ lực tìm kiếm để tập kết các chất phế thải mang tính phóng xạ, có dự tính ném chúmg xuống các rảnh biển sâu, thải vào những hầm mỏ đã hết khai thác, hay đưa lên vũ trụ mênh mông, hay chôn nó dưới các lớp băng ở nam cực. Thế nhưng, những phương pháp đó có đáng tin cậy không, có kinh tế và thực dụng không, còn phải đợi để luận chứng. Do vậy, cho đến hiện nay phần lớn các chất phế thải có tính phóng xạ còn phải tạm giữ trong các thùng đựng chất lõng; hoặc làm cho chúng đặc lại  thành bánh bảo quản trong bê tông; trong chất nhựa urê phócnanđêhít; nhựa đường, kính… và được trong giữ cẩn thận. Nhưng đó chỉ là sự cất giấu tạm thời.

Các chất phế thải phóng xạ do nghiên cứu khoa học, y học và công nghiệp nếu có số lượng lớn thì hiện nay dùng phương pháp chôn cất để xử lý. Con người đã nghiên cứu đến nghĩa địa và những nấm mồ của chúng, bảo quản chúng cách ly lâu dài với con người.

Trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân vào hoà bình vẫn có thể sinh ra những chất lỏng phế thải có một lượng cực nhỏ sót lại của hạt nhân phóng xạ cũng như thể khí trơ, chẳng hạn như: criptôn – 85, xênôn – 133. Việc thu hồi trở lại và làm sạch chúng là một điều kh1 khó khăn; cho nên dùng cách làm cho nó lõng đi và sau đó thải nó vào trong môi trường. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là vứt bỏ bừa bãi, mà phải có sự quản lý chặt chẽ và khống chế việc thãi loại. Như vậy thì tính phóng xạ vi lượng sẽ không có bất kỳ một sự uy hiếp nào đối với con người. Bởi vì môi trường sinh tồn của con người đã có chứa một chất phóng xa vi lượng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình