Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Tài nguyên Môi trường
Vì sao những loại rác độc hại xử lý không thoả đáng sẽ gây ra tai hoạ?

 

Những loại rác nguy hiểm là những loại rác có chứa chất độc, dễ cháy, dễ hen rỉ, mục nát đồng thời có mang tính truyền nhiễm và chất phóng xạ. Trong đó có các loại sản phẩm có chất độc hóa học và các loại phế thải phóng xạ là nghuy hiểm nhất.

Hiện nay, trên thị trường các mặt hàng hoá có đến 7,8 vạn loại. Trong đó có hơn 500 loại có hại đến sức khoẻ và môi trường. Nó làm ô nhiễm khí quyển, nước và đất; nếu chỉ sử dụng phương pháp chôn lắp giản đơn để xử lý chúng. Mấy năm hay mấy chục năm sau, chúng sẽ giở trò gây tai hoạ cho con người.

Năm 1978, ở gần thành phố niagara của bang nui oóc, có một vùng đất nứt, đã gây sụt đất nhà đổ. Dân cư vùng đó mắc bệnh ung thư tăng lên, tỷ lệ phụ nữ đẻ non tăng cao, còn phát hiện một số thai nhi dị dạng. Sau khi điều tra phát hiện ở dưới khu dạn cư vốn là con sông đào đã bị bỏ. 40 năm về trước công ty hoá chất hukhơ đã chôn xuống đó mấy trăm thùng đựng hoá chất phế thải, sau đó sang phẳng mặt đất. Về sau chính phủ xây nhà dân lên trên đó và làm sân vận động cho trường học. Do đất san lắp không được xử lý cho bền chắc, qua năm này tháng khác nơi này xảy ra lúng nứt. Thế là, khí độc ở trong thùng rò rỉ bay lên gây hại cho con người.

Ở bang mixuri của mỹ có một thành phố gọi là “tử thành”, đường lát bằng loại phế liệu hữu cơ thay bê tông átxphan, mấy năm sau chất độc bốc lên, khiến cho cư dân vùng này ngấm chất độc và mắc bệnh ung thư, gia súc chết nhiều. Về sau, chính phủ bắt buộc phải xuất ra một khoảng tiền lớn để di dời dân ra khởi chổ này.

Ngoài những chất độc do những sản phẩm hoá chất gây ra, nếu chất phóng xạ không được xử lý thoả đáng cũng gây cho con người và mội trường những tai hoạ nghiêm trọng.

Ở phía bắc niudilân, có một rãnh đại dương kécmađéc, có người đã đổi chất phóng xạ xuống rảnh này. Gặp phải trận động đấttất cả những thùng chứa chất phóng xạ này thoát ra môi trường biển làm ô nhiễm nghiên trọng vùng biển này. Kết quả, cá ở vùng biển lân cận chết một lượng lớn, hàng ngàn hàng vạn đầu gia súc vùng này uống phải nước, ăn cỏ nhiễm độc đã bị chết, dân cư phãi rời bỏ vùng này đến sinh sống nơi khác.

Hiện nay, ô nhiễm rác loại nguy hiểm đã trở thành vấn đề môi trường mang tính thế giới.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình