Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao không được đánh giá thấp ô nhiễm chì?

 

Một nhà khoa học môi trường của canađa khi nghiên cứu về lịch sử của đế quốc cổ la mã đã nêu lên một quan điểm: hoàng đế la mã và các vương tôn quý tộc la mã đều trúng độc chì mãn tính. Nguyên nhân là do ăn phải một lượng thức ăn lớn bị nhiễm chì, uống các loại rượu nho trong các bình đựng có chì. Do vậy, một đế quốc la mã hùng mạnh như thế mà bị diệt vong có liên quan chặt chẻ với ô nhiễm chì. Quan điểm đó được các nhà sử học tán đồng. Thế mà hàng trăm, ngàn năm lại đây, ô nhiễm chì nguy hại đối với cơ thể con người ra sao thì hầu như không mấy ai cảnh giác. Cho mãi đến thập niên 60 của thế kỷ 20, khi tokyo của nhật xảy ra vụ việc trúng độc chì mãn tính của cư dân do khí thải của xe hơi gây nên, ô nhiễm chì mới được các nước trên thế giới quan tâm.

Chì là nguyên tố vi lượng, đối với cơ thể con người mà nói, hầu như chẳng có tác dụng gì, nhưng đối với công nghiệp thì sử dụng hết sức rộng rãi. Chì mà chúng ta thường nói có thể phân ra hai loại:chì kim loại và hợp chất chì. Chẳng hạn như chì trắng (cácbônát axít chì hình thức kiềm) làm chết màu đen của sơn lót gỗ và thuốc ổn định nhựa, chì hồng đơn, chì đỏ dùng làm vật liệu sơn quét, loại têtraêtin chì làm chất chống nổ trong các máy động lực xăng. Trong nông nghiệp acxênát chì làm thuốc sát trùng.

Oâ nhiễm chì của thành phố do khí thải của ôtô khi chạy thải ra có chất chì. Xăng mà ôtô sử dụng trong đó có chứa chất chì, khi xăng cháy, một bộ phận của xăng bị phân giải thành muối chì và ôxít. Chất têtraêtin chì còn dư lại ở trong trạng thái nhữnh hạt nhỏ, tồn tại trong khí thải của đuôi ống xả ôtô, gây nên ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nước ở trong thiên nhiên đất đai thực phẩm… đều có chì. Oâ nhiễm chì đối với thực phẩm thường thường là do các bìng đựng có hàm lượng chì tương đối cao.

Chì ở trong môi trường xâm nhập vào trong cơ thể người thông qua hai con đường hô hấp và tiêu hoá. Cùng với tuổi tác tăng lên, lượng chì ngấm vào cơ thể càng nhiều. Một người cân nặng 70 kg, hàm lượng chì ước khoảng 200 miligam. 90% lượng chì này ngấm vào trong xương cốt, các cơ quan nội tạng cũng ngấm một vi lượng. Khi chì ngâm vào trong huyết dịch có thể biến thành axits phốtphorict. Hydrôxít chì thì ngấm vào gan, thận, tỳ, phổi và óc. Chất chì trong huyết dịch có thể làm rối loạn chức năng chuyển ôxy của huyết dịch, còn có thể làm tổn hại thai nhi đang phát triển. Khi chì đi vào trong tế bào não, sẽ “đóng đô” mãi ở đấy, dính vào bộ phận mấu chốt của tế bào não, làm rối loạn sự xung động của tế bào. Đúng vào lúc đại não của đứa trẻ ở giai đoạn phát triển, thì sự nguy hại của ô nhiễm chì càng lớn. Trúng độc chì sẽ làm cho trí lực của đứa trẻ giảm thấp, có thể khiến cho đại não tê dại, tinh thần đờ đẫn. Nếu nhiễm độc chì nặng sẽ làm tử vong.

Hàm lượng chì trong khí quyễn hiện nay lớn hơn giai đoạn nguyên thuỷ hàng vạn lần, lượng chì mà ta hít vào trong cơ thể hiện nay gấp 100 lần thời kỳ nguyên thuỷ. Do vậy chúng ta không được đánh giá  thấp tình trạng ô nhễm chì.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình