Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường không?

 

Bạn biết cái gọi là “tam chí” không? Dẫn đến ung thư, dẫ đến quái thai và dẫn đến đột biến. Tức là những hiện tượng dẫn đến mắc bệnh ung thư, mắc quái thai và đột nhiên thay đổi những thông tin di truyền trong tế bào của cơ thể con người.

Theeo thống kê, hiện nay 80% người mắc bệnh ung thư do nhân tố môi trường gây nên. Giới y học đã chứng minh: ô nhiễm môi trường là nhân tố quan trọng gây nên bệnh ung thư. Sự phát sinh quái thai có liên quan mật thiết với ô nhiễ môi trường. Oâ nhiễm môi trường cũng là thay đổ đột biến thông tin di truyền của tế bào cơ thể con người. Những điều đó ảnh hưởng đến quá trình mang thai, dẫn đến không chữa hoặc chết sớm.

Sự đột biến của tế bào cơ thể đó là những mầm móng sinh ra bệnh ung thư. Vậy thì, gì lẽ gì mà ô mhiễm môi trường lại  có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đó. ở xung quanh chúng ta có rất nhiều vật bị ô nhiễm. Nó qua miệng, qua mũi, qua da vào cơ thể con người và đi vào hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn huyết dịch. Có cái sẽ sinh phản ứng cơ thể, có cái do tính chất rất ổn định, hể bám vào người thì khó mà thải ra và tích luỹ ở trong cơ thể. Những chất ô nhiễm đó mặc dù trong cơ thể có nồng độ cực thấp, nhưng do ngấm lâu ngày tích luỹ lâu thành lượng lớn, nồng độ cao sẽ gây ra độc tính khiến cho con người có sự phản ứng sinh lý khác thường.

Dựa vào những tư liệu mà trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế cung cấp; ôxy sắt, amiăng, chất thơm nhiều dãy, chất cácbon têtraclorít, chất clorôêtilen, hợp chất nitrít, các nông dược clo vô cơ cùng các chất aphlatốcxin đều gây ra các khối u dẫn đến ung thư phổi, ung thư da, ung thư gan, v.v…

Trong thời kỳ phát dục, ở cơ quan bào thai con người rất nhạy cảm với chất độc. Trong thời kỳ đó nếu như ô nhiễm hoá chất ở trong môi trường (như chất clorôêtilen, benzen, chì, thuỷ ngân, xăng…) nhiễm vào cơ thể của phụ nữ có thai có thể thông qua cuống nhau mà ảnh hưởng tới thai nhi, gây nên quái thai, làm cho thai nhi đầm độn, sứt môi trên, bệnh tim bẩm sinh, não tích nước, nhiều ngón tay, v.v… những dị dạng đó có thể thấy. Vì sức khoẻ con người, chúng ta cần tránh ô nhiễm môi trường dẫn đến ung thư, quái thai, hiện tượng đột biến. Vì lẽ đó, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cố gắng ít tiếp xúc với những chất tìm tàng ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như không chế tạo những dụng cụ bằng nhựa để dùng đựng thức ăn, ít ăn những loại thức ăn xông khói, rán, quay, muối, không ăn những thức ăn đã mốc hoặc biến chất,…

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình