Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Vì sao một số loài thực vật có thể luyện thành dầu?

Theo đà phát triển của kinh tế thế giới, nguồn năng lượng cũng phải tiêu hao ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng của năng lượng cũng ngày càng cao hơn. Trước mắt, do tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng nhanh chóng nên trữ lượng dầu mỏ ngày càng giảm đi, thậm chí còn xảy ra “chiến tranh dầu mỏ” đứng trước hiện thực đó, để đảm bảo sự sinh tồn tốt hơn của con người, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để tìm ra nguồn dầu mới. Điều thú vị là, không hẹn mà gặp, các nhà khoa học đều nhằm vào thế giới thực vật. Họ không nề hà gian khổ, trèo đèo lội suối, thu thập các loại tiêu bản, tiến hành các loại thí nghiệm, phân tích với một khối lượng công việc khổng lồ. Thật trời chẳng phụ lòng người, cuối cùng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong không ít loài thực vật có chứa một lượng nhất định chất nhựa cây màu trắng sữa, trong đó thành phần chủ yếu là dầu mỏ - hợp chất oxit cacbon

Các chuyên gia năng lượng sinh vật người Úc đã lấy được các chất dịch màu trắng sữa từ lá và thân cây khuynh diệp và cây dừa sừng bò có thể sản xuất ra dầu. Thông qua điều tra, hai loại cây này sinh trưởng rất nhanh và có số lượng rất lớn ở vùng phía bắc của châu úc, mỗi tuần trung bình cây cao thêm 30 cm, nếu là cây do người trồng một năm có thể thu hoạch được vài lần, ước tính, một hecta cây này trong một năm có thể sản xuất ra được 65 thùng dầu, và nếu nguồn nguyên liệu này được sử dụng tốt có thể thoả mãn được một nửa nhu cầu về năng lượng của ôtxtrâylia

Một nhà sinh lý học thực vật người mỹ cũng đã luyện ra dầu từ loại “cỏ chuột vàng”. Mỗi hecta cỏ này có thể cho sản lượng 1000 lít dầu, nếu cỏ này được người trồng và chăm bón thì sản lượng này có thể tăng gấp 6 lần (6000 lít). Chính vì vậy mà một trường đại học ở Mỹ đã thiết kế một phân xưởng thí nghiệm để tinh luyện dầu từ thực vật. Về lĩnh vực này thành công hơn cả phải kề đến một giáo sư thuộc đại học Califoocnia, chẳng những ông đã tinh luyện thành công dầu từ nhựa màu trắng sữa của cây thuộc họ đại kích, mà ông còn tìm ra một giống cây cao su thơm trong vùng rừng rậm nhiệt đới của Braxin chỉ cần khoét một lỗ rộng khoảng 5 cm trên thân cây, trong vòng nửa năm, mỗi cây có thể cho khoảng 20 - 30 lít nhựa, thành phần hoá học của nhựa cây này rất giống với dầu mỏ, chẳng cần phải chế biến gì cũng có thể trực tiếp làm dầu đốt được. Theo tính toán, trên một mẫu đất trồng 60 cây cho sản lượng dầu 1,5 tấn một năm

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực này. Họ đã tìm ra một loại cây có thể sản xuất ra dầu đốt gọi là cây nam dầu, chỉ cần chặt hoặc khoét lỗ vào thân cây, dầu sẽ chảy ra. Thông thường một cây có thể cho sản lượng 34 kg “dầu đốt”. Cư dân địa phương có thói quen dùng loại dầu này để thắp sáng. Luyện dầu từ thực vật là một trong những hạng mục nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học trên thế giới. Sự phát triển ngành dầu thực vật này mở ra một hy vọng mới để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng cho loài người. Chính vì vậy, ngành “nông nghiệp dầu mỏ” đã phát triển trên toàn cầu, một số loài cây cho dầu sau khi trải qua quá trình nghiên cứu sâu đã bước vào giai đạn thực dụng. Ví dụ, ở Mỹ đã trồng hàng trăm vạn mẫu đất loài cây cho dầu. ở anh  cũng đạt diện tích trên một trăm triệu mẫu. Philippin trồng hơn 10 vạn cây ngân hợp hoan, sau 6 năm có thể thu hoạch 10 triệu thùng dầu, thụy sĩ cũng dự định trồng 150 vạn mẫu nhằm giải quyết 50% nhu cầu tiêu thụ dầu cho cả nước. Tất cả những điều đó đã cổ vũ cho loài người rất lớn, các chuyên gia năng lượng dự đoán rằng thế kỉ 21 sẽ là thời đại huy hoàng của ngành dầu mỏ nông nghiệp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình