Một số người ương nuôi cá giống trắm cỏ, khi cá lớn tới 8-12 cm thường có một số bị chết rạc. Quan sát kỹ số cá chết thấy con nào cũng mọc răng, thân cá thì gầy còm… người ta bảo: “Cá trắm cỏ chết do mọc răng”. Nói như vậy, có đúng không? Tại sao?
Các loài cá nuôi như: mè, trôi, trắm, chép… từ cỡ cá bột tới cỡ cá hương (thân dài 2-3 cm) đều ăn một loại thức ăn tự nhiên giống nhau là phù du sinh vật; nhưng từ cỡ cá 4-6 cm, nhất là từ cỡ 8-12 cm trở đi hầu hết các loài cá đòi hỏi thức ăn riêng biệt: Cá mè hoa ăn phù du động vật, cá mè trằng ăn phù du thực vật là chủ yếu v.v… Đến giai đoạn này, để cắt và nghiền cỏ, rau bèo được… buộc cá trắm cỏ phải mọc răng! Trong thực tế ương nuôi cá, một số nơi chưa nhận biết kỹ điều này, nên việc chuẩn bị thức ăn ưa thích cho cá theo từng giai đoạn không kịp thời, để cá bị chết đói (giai đoạn cá trắm cỏ mọc răng là để ăn cỏ, rau, bèo… nhưng trong ao nuôi chỉ có phù du sinh vật, trắm cỏ đói vì thiếu thức ăn ưa thích nên chết đói, chứ không phải chết do cá mọc răng) |