Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Tại sao cho muối vào sớm đậu sẽ không xốp mềm?

Bạn có thể làm thí nghiệm như sau: lấy nửa đoạn củ cải, khoét bỏ một phần lõi của nó, rồi đỗ của một ít nước muối đặc, mấy tiếng sau, bạn sẽ thấy nước muối trong củ cải đó nhiều hơn, đó là vì nước trong củ cải đã gỉ ra.

Đậu tương khi ngâm trong nước sạch chẳng phải cũng dần “béo” ra hay sao? Trên thực tế đây cũng là hiện tượng thẩm thấu.

Vì trong đậu tương khô, nước rất ít, ta có thể coi nó là dung dịch đặc, còn lớp vỏ bao bọc bên ngoài đậu tương là một lớp màng bán thấu. Lúc đậu tương được ngâm của nước sạch để luộc, sẽ phát sinh ra hiện tượng thẩm thấu, kết quả là phân tử nước xuyên qua lớp vỏ để vào bên trong hạt đậu, làm cho hạt đậu to ra. Chỉ sau khi hạt đậu ngâm nở hết cỡ, rồi đun tiếp một lúc, các tế bào của hạt đậu tương mới có thể giãn vỡ ra, khiến cho hạt đậu trở nên xốp mềm.

Nếu lúc luộc đậu, cho muối vào quá sớm, đậu tương ngâm trong nước muối, do nồng độ nước muối đậm đặc hơn nhiều so với nước sạch thông thường, như thế nước khó mà thẩm thấu vào bên trong đậu. Nếu cho quá nhiều muối, nước không vào nổi trong đậu, trong đậu tương không có đủ nước, nên luộc đi luộc lại vẫn không mềm được.

Cùng nguyên lý như vậy, lúc nấu canh đậu xanh, đậu đỏ, cũng không nên cho đường vào sớm; lúc nấu thịt lợn, thịt bò không nên cho muối vào quá sớm kẻo thịt không mềm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình