Sữa được coi là một lương thực tuyệt hảo vì nó cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng với phẩm chất tất như protein, đường lacto, muối khoáng và nhiều loại vitamin. Một thời gian rất dài, người ta vắt sữa bò xong là đem dùng (uống) liền chớ không có xử lý gì ráo. Ngày nay, sữa đã được xử lý bằng nhiều cách, vì nhiều lý do, như để bảo vệ sức khỏe, để dành xài về sau hoặc vì một vài tiện ích khác nào đó.
Để giữ cho sữa để lâu khỏi bị hư, người ta làm cho bốc hơi chỉ còn lại một nửa lượng nước trong sữa tươi, bằng cách đun sữa trong nồi chân không. Như vậy, sữa bốc hơi nhưng không bị nóng quá, bị “quá lửa”. Sữa đặc được khử trùng và đóng hộp thật kín
Thêm một lượng nước ngang với lượng nước đã mất khi “làm đặc”, ta sẽ được một lượng thực phẩm (thức uống) chẳng kém lượng sữa tươi khi chưa “làm đặc”. Sữa đặc được đóng hộp - tất nhiên cái hộp này cũng hoàn toàn vô trùng - có thể để được lâu mà không cần tủ lạnh. Như vậy là quá tiện, phải không bạn? Khi đã mở hộp sữa ra rồi mà xài không hết thì phải giữ cẩn thận, phải giữ nó vô trùng như sữa tươi mới được
Một cách khác nữa là “cô đặc”. Cũng chỉ là cho bốc hơi nước, chỉ khác là lượng nước cho bốc hơi nhiều hơn và cho thêm đường. Sữa cô đặc không cần khử trùng vì lượng đường đủ để giữ nó khỏi bị hư. Nhưng ngày nay có cách giữ sữa lâu rất phổ biến, đó là làm thành sữa bột. Phương pháp này gọi là “làm mất nước” (dehydrate) nghĩa là làm mất hết nước trong sữa, chỉ còn lại bột mà thôi. Phương pháp phổ biến là đun sữa thành những tia nhỏ để nước bốc hơi. Sữa đặc lại được phun thành tia trong phòng sấy. Hơi nóng trong phòng sấy sẽ lấy hết nước trong sữa. Lúc đó người ta chỉ còn lại bột sữa rớt xuống và đem nó đi đóng hộp. Sữa bột lại trở thành sữa khi thêm nước vào. Cứ một phần sữa bột, chín phần nước, ta lại có sữa lỏng tốt chẳng kém gì sữa tươi |