Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bạn có biết cách chế biến trà không?

Chẳng hiểu sao dân Mỹ lại không thích uống trà nhiều dân tộc khác. Ở Mỹ trung bình mỗi năm mỗi đầu người dân Mỹ chỉ dùng khoảng 500 gram trà trong khi đó thì mỗi người Anh dùng trung bình 4,5 kg mới “đủ đô”. Người Trung Quốc thì thôi khỏi nói, họ là dân uống trà nhiều nhất trên thế giới. Cũng chẳng lạ vì họ biết thưởng thức trà từ trên 4.000 năm trước. Chỉ mới khoảng ba thế kỷ trước đây dân Châu Âu mới biết uống trà.

Trà là một loại cây bụi (tea bush). Nó vốn không phải là loại cây mọc hoang bên Trung Quốc, thế mới là lạ. Bởi vậy, người ta cho rằng người Trung Quốc đã nhập cảng hạt giống trà từ bên Ấn Độ. Khi người Anh xâm lăng Ấn Độ và phát hiện ra trà, họ đã thiết lập những đồn điền rộng lớn chuyên canh trà ở Tích Lan. Hiện nay trà xuất cảng ở Tích Lan nhiều hơn là ở bên Trung Quốc.

Có rất nhiều thứ cây trà, nhưng người Trung Quốc chỉ ưa trồng loại cây trà cao khoảng từ 1m đến 1,2m, trong khi đó, cây trà Ấn Độ lại cao tới 6m. Lá trà nếu không hái sớm, có thể to bằng bàn tay. Nhưng lá trà nhỏ, mềm, mới được dùng để chế biến thành trà cao cấp. Cây trà thường phải được tỉa. Cây trà 3 tuổi mới hái được vụ đầu tiên và cũng chỉ hái được khoảng 30g. Như đã nói, chất lượng trà tuỳ thuộc vào quan trọng nhất là mức độ non, mềm, sau đó là tuỳ thuộc độ cao trà được trồng trên các miền cao nguyên, nhất là miền núi. Trà vừa được hái là phải đưa về xưởng chế biến liền

Trà hái về được phơi cho héo đi, sau đó cho vào máy quay để chiết bớt nước. Trà xanh hay trà đen cũng chỉ cùng là lá của cây trà. Muốn làm trà đen thì sau khi cho vào máy quay xong, người ta trải ra phơi nữa. Sau đó, đem trà “ủ” trong bao ướt. Làm như vậy, lá trà sẽ lên men và đổi sang màu đen (nước trà có màu hổ phách đậm chớ không là đen như mực tàu đâu). Sau khi ủ, trà lại được đem phơi khô, phân loại, đóng gói và xuất cảng. Trà đen thứ ngon nhất là trà “cam bạch huyết” làm bằng những búp nõn của lá trà

Trà ô long là trà được ưa thích, do Đài Loan chế biến. Trà này không hẳn là đen không hẳn là xanh vì nó chỉ được cho lên men có một phần

Trà có tính kích thích - gây hưng phấn - là có chứa chất cà - phê - in cũng như chính hạt cà phê. Một chất khác cũng có trong trà đó là chất “tannin” làm cho trà có vị chát chát

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình