Trong cùng một điều kiện ao ương, tại sao tỷ lệ sống của cá chép khi ương nuôi (từ cỡ 2-3 cm lên cỡ 8-10 cam) lại gấp hơn nhiều so với cá mè, trôi, trắm… Nhiều người nói: “Khi cá chép mọc râu thì nó hay chết”. Có đúng vậy không? Đề nghị giải thích và cho hướng ương nuôi loại cá này?
Cá chép là loại cá ăn tạp (thiên về động vật). Lúc còn nhỏ (20-25 ngày tuổi), cũng như các loài cá khác, cá chép ăn sinh vật phù du. Sau 25 ngày tuổi, cá chuyển sang ăn động vật đáy. Để phù hợp cho đặc tính tìm mồi, cá chép dùng râu để phát hiện các sinh vật ở đáy ao. Cá chép thích ăn ấu trùng muỗi, giun ở lớp bùn đáy… là thức ăn không thể thiếu được cho cá chép giống ở lứa tuổi này. Giai đoạn chuyển mồi ăn (từ ăn sinh vật phù du sang ăn sinh vật đáy) ở cá chép là thời kỳ đặc biệt chú ý để đảm bảo nhu cầu thức ăn cho cá. Người ta gọi là giai đoạn “mọc râu” của cá chép. Nếu lượng sinh vật đáy trong ao thiếu, không có thức ăn động vật bổ sung kịp thời thì cá chép sẽ gầy và chết rạc dần. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ ương nuôi giảm thấp (trừ trường hợp ao bị rò rỉ, dịch bệnh hay địch hại). Còn cá mè từ nhỏ đén lớn đều ăn sinh vật phù du. Cá trắm cỏ từ cỡ cá giống ăn thực vật lớn, cá trôi ăn mùn bã hữu cơ là chủ yếu… thiếu sinh vật đáy không ảnh hưởng đến ba aloài cá này. Ngược lại, khi ương nuôi cá ghép, nếu giải quyết thoả mãn nhu cầu thức ăn, thì tỷ lệ sống của cá chép vẫn đạt được từ 50% trở lên.
Hướng ương nuôi cá chép giống:
- Việc dọn tẩy ao, bón lót gây màu, diệt bọ gạo, dẫn nước vào ao… là việc làm bắt buộc của người ương nuôi cá giống.
- Mật độ: từ 10-15 con/m2 ao. Cỡ cá phải đồng đều (thân dài 2,8-3 cm). cá phải khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, toàn thân trơn bóng, không mất vẩy, không rách vây, không bệnh…
- Thức ăn bổ sung phối trộn: Cám gạo 40%, bột ngô 30%, bột đậu tương 20%, bột cá 10%... Khẩu phần thức ăn của cá trong ngày từ 6-10% trọng lượng cá trong ao