Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Bưu chính Viễn thông
Vì sao có đôi khi gọi điện thoại lại nghe thấy tiếng vọng trở về?

Hiện tượng tiếng vọng hầu như sảy ra khắp nơi, ví dụ khi ta đứng trước một khe núi tét to lên một tiếng một thoáng sau ta nghe một chuỗi tiếng vọng dồn dập, lý do là âm thanh truyền vào vách núi bị phản hồi trở lại, đồng thời còn cho ta biết, âm thanh phải mất một khoàng thời gian mới vang vọng trở lại.

Khi gọi điện thoại, cũng sảy ra hiện tượng tiếng vọng giống như thế, nhưng sóng điện chuyển tải âm thanh đạt tốc độ nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng, nghĩa là trong vòng một giây đi được bảy vòng xung quanh trái đất, thông thường khi gọi điện thoại nội hạt thành phố, vì cự ly quá gần nên bạn không kịp cảm giác có tiếng vọng.

Thế nhưng, nếu gọi đường dài quốc tế thì ta lại là chuyện khác, do cự ly quá xa lại quá nhiều địa hình phức tạp nên phải nhờ vệ tinh thông tin trong vũ trụ chuyển tiếp.

Chúng ta đều biết vệ tinh thông tin đồng bộ bay trên quỹ đạo cách mặt đất 36 ngàn km, ở dưới một quả vệ tinh đồng bộ thì tín hiệu điện thoại được phát từ trạm vệ tinh mặt đất A lên vệ tinh để chuyển phát đến trạm vệ tinh mặt đất B sau đó lại phản hồi trở về trạm vệ tinh mặt đất A, hai lần lên hai lần xuống như vậy phải đi mất quãng hành trình 114 ngàn cây số. Nếu sử dụng sóng điện từ với tốc độ 300 ngàn km/giây, tính ra một lần lên trời xuống đất tốn mất 0,54 giây một khoảng thời gian cực ngắn nhưng ta lại không thể bỏ qua.

Vì nó có nghĩa là nếu bạn gọi điện thoại, thì cứ cách 0,54 giây tiếng của bạn lại truyền trở lại một lần, cả hai người gọi điện thoại đều bị phiền hà khó chịu bởi tiếng vọng phản hồi này, vì nghe rất chối tai, đó chính là hiện tượng tiếng vọng trong điện thoại.

Để triệt tiêu tiếng vọng này, các chuyên gia đã nghiên cứu chế tạo ra bộ ức chế tiếng vọng. Dựa trên một đặc điểm là khi gọi thì người ta không nghe, khi nghe thì người ta không gọi để thiết kế ra chiếc máy này, máy được lắp riêng trên đường ray ở hai trạm vệ tinh mặt đất hai đầu.

Khi người ở đầu A nói, tín hiệu điện thoại truyền đến đầu B, đường dây ức chế tiếng vọng sẽ cho một tín hiệu suy giảm vào mạch nhận tín hiệu, có tác dụng làm suy yếu tiếng vọng trở về, khi bên A nghe tiếng trả lời của bên B, thì bộ ức chế tiếng vọng sẽ ngắt mạch của đầu A nhằm ngăn chặn tín hiệu thu đi qua mạch phát đưa trở về cho đối phương, gây ra nhiễu.

Có điều trên mạch điện ức chế tiếng vọng, công tắc tiếp xúc kiểu cơ khí sẽ điều khiển đường dây thông tin đóng hoặc mở, nó bị khống chế bởi lúc đó hai bên có thông thoại hay không, nếu động tác của công tắc không theo kịp nhịp điệu nói chuyện của hai người, thì tiếng vọng sẽ thừa cơ lẻn vào gây nhiễu, khiến cho hai người đều cảm thấy có tiếng vọng, cũng có thể do công tắc tiếp xúc cơ khí trên mạch điện khống chế bị trục trặc, thì sẽ mất tác dụng khống chế tiếng vọng, lúc đó trong máy điện thoại sẽ có tiếng vọng.

Nhằm khắc phục các khuyết nhược điểm của bộ ức chế tiếng vọng, người ta lại phát minh ra một bộ triệt tiêu tiếng vọng, bằng cách dựa vào nguyên lý khi hai tín hiệu dương và âm gặp nhau sẽ triệt tiêu lẫn nhau để thiết kế, ở hai đầu đường giây thông tin vệ tinh đều được lắp thêm bộ triệt tiêu tiếng vọng.

Khi người bên A nói, thì mạch điện của bộ triệt tiêu tiếng vọng lập tức hoạt động, nó lấy mẫu các tín hiệu tiếng do đầu A phát ra, thông qua mạch điện số đảo pha, để biến đổi thành tín hiệu triệt tiêu tiếng vọng mang cực tính trái ngược, rồi tạm thời dự trữ lại. Sau khi tín hiệu âm thanh từ đầu A đến được đầu B, thì tín hiệu tiếng vọng lại được đưa về đầu A. Khi đó, tín hiệu triệt tiêu tiếng vọng đã được chuẩn bị sẵn từ trước, lập tức ra tay, làm cho tín hiệu tiếng vọng bị triệt tiêu ngay, tuy nhiên có đôi khi tín hiệu triệt tiêu tiếng vọng nhảy ra bị chậm, nên việc triệt tiêu tín hiệu tiếng vọng không được triệt để, thế là trên đường dây ít nhiều vẫn xảy ra hiện tượng tiếng vọng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình