Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT: Bưu chính Viễn thông
Có phải khi gọi điện thoại, âm vực càng cao thì đối phương nghe càng rõ không?

Những người thường xuyên gọi điện thoại hầu như đều thử nghiệm được điều này, nếu bên kia phàn nàn nghe không rõ, thì người ở đầu dây bên này tự nhiên cất giọng cao lên, có phải như vậy thì bên kia nghe rõ hơn không? Muốn trả lời được chuyện này, chúng ta hãy tìm hiểu xem làm thế nào mà chiếc máy điện thoại lại truyền được tiếng nói từ chỗ này đến chỗ kia.

Muốn chuyển tải được tiếng đi, thì máy điện thoại phải trông cậy vào hai thành viên quan trọng, đó là máy phát thoại và máy thu thoại, hai bộ phận này đảm nhiệm chức năng chuyển đổi từ tiếng thành điện và ngược lại. Khi người ta nói vào máy phát thoại thì tiếng nói sẽ làm cho màng rung trong ống nói rung lên, rung động này rất ăn khớp với độ lớn nhỏ của dao động âm thanh, từ đó làm thay đổi giọng điệu, tạo ra dòng điện âm thanh, được bộ khuếch đại phóng đại lên để truyền đến bộ thu thoại của chiếc ống nghe đầu bên kia, bộ thu thoại này có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh dao động, và truyền vào tai người.

Máy điện thoại phải được cơ quan bưu điện kiểm nghiệm thì mới coi là hợp quy cách và mới được phép đưa vào sử dụng trong mạng lưới điện thoại. Ngay khi xuất xưởng, máy điện thoại đã được nhà máy thiết bị bưu điện kiểm nghiệm đối với các mặt tính năng của nó, yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, nếu âm vang của điện thoại quá lớn hay quá nhỏ thì đã bị coi là không đạt tiêu chuẩn.

Khi chúng ta gọi điện thoại bằng giọng nói bình thường, thì màng rung trong máy phát thoại sẽ rung động một cách nhịp nhàng, nghĩa là tín hiệu âm thanh được sản sinh ra cũng nằm trong phạm vi bình thường, mức độ âm vang khi tiếng nói được truyền đến đầu kia cũng vừa phải, vừa rõ ràng vừa chân thật.

Nếu như cất cao giọng để gọi điện thoại, áp suất âm thanh tác động vào màng rung vượt quá giới hạn nhất định, tức là dòng điện âm thanh sinh ra cũng vượt ra ngoài phạm vi phát thoại bình thường của máy, thế là tín hiệu tiếng sẽ bị biến dạng, đầu bên kia nghe thấy thứ tiếng vừa không to vừa không thật, chẳng khác gì bắt một anh chàng cao kều phải chui qua một cái cánh cửa dành cho người bình thường, và đương nhiên nếu không muốn vỡ trán thì anh ta phải khom lưng, cúi đầu mới đi qua được.

Vì sao đôi khi nghe tiếng của người ở đầu dây bên kia quá bé? Nguyên nhân gì làm cho tiếng to hoặc nhỏ, đại thể do một số mặt dưới đây: máy điện thoại quá cũ rồi, nên các linh kiện điện tử ở trong máy đã bị lão hoá, do sử dụng không hợp lý, do va đập, độ ẩm... làm cho các linh kiện điện tử bị hư hỏng, điện dung mất hiệu lực.

Do vi mạch bị bong mối hàn, đôi khi do bộ thu thoại của máy đầu kia, nếu để quá thì điện từ kém hiệu quả, đó là các yếu tố có thể làm cho tiếng nói thu được quá bé. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, ví dụ điện áp trên đường dây điện thoại không đủ, hao tổn trên đường dây truyền tải, đều có thể giảm nhỏ âm lượng. Vì vậy, gặp trường hợp gọi điện thoại nghe tiếng bé, thì phải tìm ra nguyên nhân thật sự thì mới xử lý chính xác được, còn cách nói cao giọng lên là một cố gắng vô ích

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình