Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao sóng vi ba có thể thông tin tầm xa?

Khi nói đến thông tin vi ba rất nhiều người hiểu rất lờ mờ, nhưng nêu dẫn chứng về rada, vệ tinh chuyển phát chương trình truyền hình thì người ta lại chẳng lạ lẫm gì. Vì thực ra rada và vệ tinh thông tin vận dụng vi ba để hoạt động, rada thì phát hiện ra mục tiêu còn vệ tinh thông tin thì truyền tải chương trình.

Vì sao vi ba có thể đảm đương được trọng trách thông tin tầm xa, trong thực tế thì vi ba là một dạng thông tin sóng điện từ nằm trong đại gia đình sóng điện từ gồm sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.

Các nhà khoa học phát hiện rằng, dải tần của sóng viba cực rộng gấp 1000 lần so với tổng dải tần của sóng dài, sóng trung và sóng ngắn. Thông thường thì thiết bị thông tin sóng ngắn chỉ chứa được mấy kênh thông tin cùng lúc, trong khi thiết bị thông tin vi ba cùng lúc có thể chứa được hàng ngàn cuộc thông thoại vì hình ảnh truyền hình chiếm dụng một phạm vi dải tần rất rộng cho nên khi chuyển tải sóng truyền hình nhất thiết phải sử dụng vi ba, ngoài ra từng chùm sóng vi ba rất hẹp và định hướng rất mạnh, chỉ cần tác động vào đó một công suất rất nhỏ đã có thể chuyển đi rất xa, hơn nữa nếu vận dụng thông tin tải ba thì sẽ giảm thiểu được hiện tượng gây nhiễu lẫn nhau giữa các loại hình thông tin.

Nhờ có một số đặc điểm nổi trội như dải tần rộng, dung lượng chuyển tải thông tin lớn, ít bị nhiễu ngoại cảnh, xây dựng trạm đài nhanh, đầu tư nhỏ, nên từ lâu người ta đã chú ý khai thác phương tiện truyền tải thông tin bằng vi ba.

Tuy nhiên bước sóng của vi ba rất ngắn, chỉ vào cỡ 1mm đến 1m, không giống như sóng dài, trên đường chuyển tải có thể nhờ bước dài của mình băng qua núi đồi một cách dễ dàng, cũng không được như sóng ngắn biết cách phản xạ qua lại giữa các tầng điện ly để di động chuyển đi xa, vi ba có đặc tính gần như sóng ánh sáng hoặc như tia sáng chỉ biết thẳng đường mà tiến, ngoài ra nó cũng có đặc tính phản xa trở lại rất mạnh, hễ gặp trở ngại là nó quay ngoắt trở lại, như vậy tức là vi ba chỉ có khả năng truyền trên không trung, thế mà chúng ta đều biết quả đất hình tròn cho nên sóng vi ba cũng chỉ chuyển được từng cự ly nhất định, chẳng thể chạy vòng quanh trái đất, nói cách khác cự ly chuyển tải của vi ba chỉ hạn chế trong khoảng cách hai bên " nhìn thấy nhau " mà thôi, ngay cả khi dựng dàn ăng ten phát trên núi cao 40 m, thì sóng vẫn bị " cái bụng phưỡn " của trái đất ngăn chặn lại, nói chung cự ly truyền tải của sóng vi ba khó vượt qua được 50 km.

Có cách gì truyền được xa hơn không?

Các nhà khoa học đã liên tưởng đến môn chạy tiếp sức trong thể thao mà các bạn học sinh từng tham gia hội thao chẳng lạ lùng gì, một cái gậy nhỏ nhắn được các vận động viên trao tay nhau, mỗi người chạy một đoạn cho đến hết quãng đường để đến đích, thông tin vi ba cũng áp dụng hình thức chạy tiếp sức, cứ cách 40 - 50 cây số người ta lại dựng một trạm trung chuyển tải ba, nhiều trạm trung chuyển liên tiếp nhau thật giống như " đài phong hoả " thời cổ đại, các trạm trung chuyển đều dựng ăng ten thật cao để thu tín hiệu của trạm trước, tiến hành khuếch đại rồi chuyển trực tiếp cho trạm sau, đó là cách để chuyển tín hiệu vi ba đi xa

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình