Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Tại sao nhãn mắt ta bị đục?

Bệnh đục nhãn mắt tiếng Anh là “cataract”. Nhưng bạn có biết nguyên nghĩa của từ này là gì không? Là dòng thác hoặc là làn nước từ trên cao xuống. Vậy thì tại sao một vài thứ “bệnh” của mắt lại được gọi là “cataract”? Lý do là thời xưa người ta cho rằng chứng bệnh đặc biệt này của mắt cũng giống như tấm phim trong máy chụp hình bị “mờ” khi ống kính bị một làn nước che phía ngoài. Nhãn mắt bị đục thật ra là do chính thủy tinh thể của mắt bị đục, mờ như bị mây che. Sự kiện này có khi ngăn trở, có khi không ngăn trở khả năng nhìn. Trong thực tế rất nhiều người bị chứng bệnh đục tinh thể mà không biết. khi nhìn sự vật mà ta thấy sự vật lờ mờ như chìm trong màn sương thì đó là cách ta tự phát hiện ra thủy tinh thể mắt mình đã bị đục. Một dấu hiệu kỳ cục khác nữa là nhìn sự vật trong ánh sáng lờ mờ, tranh tối tranh sáng, ta lại thấy rõ hơn trong áng sáng vì càng ít ánh sáng thì đồng tử lại càng mở lớn nên có nhiều ánh sáng lọt vào trong mắt.

Bệnh đục nhãn mắt khiến cho con ngươi nom xam xám hoặc trắng ra, thay vì có màu đen. Có một số người già mắc chứng này, đồng tử (con ngươi) bi co lại và hoá ra nhỏ đi. Bệnh dục nhãn mắt nặng khiến cho thủy tinh thể của mắt có màu trắng như sữa.

Bệnh đục thủy tinh thể được coi như thứ bệnh của tuổi già. Tuy nhiên có những đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ thì thủy tinh thể đã bị mờ rồi. Cũng có khi bị đục nhãn mắt ngay từ tuổi thiếu nhi. Đôi khi người ta cho rằng bệnh này là kết quả của một chứng bệnh nào đó trong máu. Một đứa trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể có thể hồi phục thị lực bằng một cuộc giải phẫu mà không cần thay thủy tinh thể khác. Nhưng thường khi bệnh này làm suy yếu thị lực khiến người bệnh không thể sinh hoạt bình thường được thì lúc đó ta phải giải phẫu một con mắt, để “lỡ ra” khi giải phẫu rồi mà thị lực vẫn không phục hồi được thì khỏi bị “đui” luôn.

Nhiều người rất ngại bị giải phẫu mắt. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhà giải phẫu giỏi có thể làm việc này mà ít khi thất bại. Sau cuộc giải phẫu khoảng 6 tuần lễ, người bệnh sẽ đeo một thứ kính thích hợp và lúc đó thị lực có thể được phục hồi gần như bình thường

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình