Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Bệnh ngủ là bệnh gì?

Bệnh ngủ là thứ bệnh nguy hiểm đã tấn công cả người lẫn súc vật ở châu Phi. Bệnh đó do loại ký sinh trùng có tên là “Trypanosomes”. Loại ký sinh trùng này được giống ruồi có tên là “tsetse” có rất nhiều ở châu Phi đem đi gieo rắc. Giống ruồi có thể “nhiễm” ký sinh trùng “Trypanosomes” khi nó chích người hoặc thú vật đang mang bệnh. Khi đã vào đến bao tử của ruồi “tsetse” ký sinh trùng bệnh ngủ bắt đầu sinh con đàn cháu đống. Kế đó, ký sinh trùng chui qua mao hạch nước miếng rồi qua miệng con ruồi. Tại đây ký sinh trùng mới phát triển đầy đủ để có thể gây hại.

Khi chích vào người hay súc vật, ruồi “tsetse” cũng chích ký sinh trùng vào dưới da. Tại đây, lúc đầu nổi lên đốm đỏ đỏ. Ba tuần lễ sau ký sinh trùng bắt đầu xâm nhập vào máu. Cũng không có trong khoảng thời gian này người bệnh cứ bị sốt đi sốt lại. thường thì ngoài da nổi mụt như phát ban (sởi). Não bắt đầu hơi hơi sưng lên. Ở nhiều nơi trên châu phi, bệnh chỉ phát đến giai đoạn này rồi thôi và người bệnh khỏe lại. Nhưng ở Rhodésia (nay là cộng hoà Zimbabwé – ND) và tại Nyasaland thì bệnh này trở nên trầm trọng hơn. Trong khoảng một năm sau khi bị nhiễm ký sinh trùng “trypanosomes” người bệnh có dấu hiệu não bị tác hại. Người bệnh thấy nhức đầu dữ dội, trở nên dễ bị kích động và có những hành động không thể kiểm soát được. Kế đó, bệnh sang một giai đoạn khác.

Trong giai đoạn này, người bệnh trở nên lờ đờ, không muốn cử động. Và sau cùng là ngủ li bì, trở nên hôn mê và không còn biết gì nữa. Tuy nhiên người bệnh vẫn tiếp tục bị sốt. Và sau cùng, cơ thể héo mòn đi, trở nên tê liệt và chết.

Lý do khiến người bệnh bị hôn mê vì tình trạng nhiễm độc xảy ra ở phần quan trọng nhất của cơ thể: não và võ não. Có nhiều yếu tố khiến não bị nhiễm độc và bị viêm. Bệnh ngũ châu Phi thực chất là bệnh viêm não.

Cũng nên biết: ruồi “tsetse” sẽ chẳng lấy đâu ra ký sinh trùng “tryanosomes” nếu trước đó nó không chích người hoặc súc vật đã nhiễm bệnh này. Bởi vậy, giá như trên lục địa châu Phi không có ai hoặc súc vật nào bị nhiễn trùng thì ruồi tsetse cũng chẳng “chế tạo” ra được, và do đó nó hết nguy hiểm.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình