Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Làm thế nào, để có thể phòng ngừa giang mai bẩm sinh cho con cái?

Vấn đề này rất đơn giản  và có kết quả chắc chắn: chủ yếu là quản lý theo dõi tốt thai nghén, phát hiện và chữa bệnh giang mai kịp thời và đúng lúc cho thai phụ.

Chúng ta biết rằng:

- Một thai phụ bị giang mai được điều trị sớm thì bệnh chắc chắn khỏi và thai nhi cũng không mắc bệnh.

- Xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi: nếu điều trị cho thai phụ trước đó thi thai nhi không bị nhiễm xoắn khuẩn. Nếu đã muộn,  càng gần ngày cữ bao nhiêu thì nguy cơ làm thai nhi bị giang mai bẩm sinh càng lớn bấy nhiêu. Tuy vậy nếu được chữa chạy đúng phương pháp thì cả thai phụ và thai nhi đều có thể khỏi bệnh giang mai.

Vì những lẽ trên, trong thời kỳ thai nghén ít ra làm thử máu 3 lần cho thai phụ: lần 1 vào tuần lễ thứ 4 của thai; lần thứ 2 vào tháng thứ 6 và lần thứ 3 vào tháng thứ 9; nếu có bệnh, cần cho chữa trị ngay thì sẽ “mẹ tròn con vuông” có  đầy đủ ý nghĩa và nội dung câu nói đó

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình