Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Cách khám nghiệm đơn giản để phát hiện bệnh nhiễm khuẩn âm đạo phải như thế nào?

Khám nghiệm một bệnh nhân nghi bị nhiễm khuẩn âm đạo cũng bao gồm những bước như khi khám các trường hợp tiết dịch âm đạo, của các chứng viêm tấy, ngứa ngáy, đau rát,.. cũng như tiền sử và quá trình tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên cần phải làm thêm một bước nữa: đó là do pH âm đạo (để xác định được độ kiềm toan của âm đạo của bệnh nhân) bằng một phương pháp hết sức đơn giản, lại rất rẻ tiền, có thể làm và đọc kết quả ngay tại giường bệnh. Chỉ cần dùng một tăm bông vô khuẩn lấy một ít dịch tiết âm đạo, phết lên một mẫu giấy chỉ thị màu, sau đó tuỳ theo sự thay đổi màu trên giấy mà đánh giá kết quả. Bình thường pH âm đạo là từ 4,0 đến 4,5; nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo, độ pH âm đạo sẽ là 5,0 hoặc lớn hơn.

Một thử nghiệm khác cũng rất đơn giản, không tốn kém, có thể làm ngay khi khám bệnh nhân, gọi là “thử nghiệm amine” (amine test) dùng 12 giọt hydroxide kalium 10% trên một lam kính. Nếu bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo thì từ lam kính đó sẽ bốc lên trong giây lát một mùi hôi ammoniac hay mùi cá thối. Cần chú ý theo dõi vì cái mùi hôi đặc biệt đó chỉ tồn tại trong chốc lát rồi biến mất nhanh chóng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình