Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cách chuẩn bị phân cho nhãn Da Bò?

Tạo kho phân dự trữ thế nào cho đúng kỹ thuật mới?

Đào các hố 1,50 x 1,50 x 1,50 mét (1 mét rưỡi x…) hoặc 2,00 x 2,00 mét (2 mét x…) đổ vào đấy một lớp lá cây xanh, một lớp phân trâu, bò,… đã phân huỷ xong, bỏ một lớp voi bột + bánh dầu phộng (khô dầu lạc) + phân tro + lá cây ủ mục nát.

Mỗi hố như vậy cần làm thật kỹ, sao cho gốc nhãn về sau có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng ấy ít nhất là 5 năm, trung bình là 7 năm. Như thế mới cần tạo ra các kho phân dự trữ này sao cho được đầy đủ các chất dinh dưỡng, không thể làm lấy có lấy rồi.

Nếu không đủ phân chuồng thì có cách nào khác không?

Dùng các phân khác như phân dơi, phân heo (lợn), phân gà, phân dê,… ủ chung với rơm rạ, cỏ khô cho phân huỷ xong (cho hoai), rồi đổ vào hố phân như chỉ ở phần trên.

Vai trò của kho phân trong đời sống của cây nhãn Da Bò quan trọng ra sao?

Như hầu hết các loại cây ăn quả khác, kho phân dự trữ giúp khả năng tăng trưởng nhanh, thúc đẩy nhanh quá trình ra hoa, tạo điều kiện để cây nhãn ra nhiều hoa, đậu sai quả cho năng suất siêu cao.

Để cây nhãn hấp thụ phân vô cơ có phải đơn giản hơn không?

Phân vô cơ, tức là phân hoá học, bán trên thị trường có giá trị nhất thời, chữa cháy cho cây khô cần thiết, thí vụ giúp cây ra hoa, giúp đậu quả nhanh chóng rồi sau đấy thì không thể dùng lâu dài, vì nếu dùng lâu, sẽ có hiện tượng chai đất.

Tóm lại phân hữu cơ, tức phân chuồng, rơm rạ, cỏ xanh, cỏ khô ủ hoai, thì giá trị dinh dưỡng kéo dài không hại với đất mà nó làm cho đất phì nhiêu.

Do vậy việc tạo ra các kho phân dự trữ càng kỹ, càng đầy đủ thì chắc chắn một điều là thu hoạch càng cào.

Cũng vì lẽ đó mà nói đến kỹ thuật mới áp dụng cho việc trồng cây nói chung, cây nhãn Da Bò nói riêng thì vấn đề tạo kho phân dự trữ phải đặt lên hàng đầu.

Ai coi thường việc tạo kho phân dự trữ là chưa biết rõ về kỹ thuật mới, không hiểu được việc nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thành, bại của trồng cây ăn quả thế nào cả.

Ủ hoai phân chuồng có mấy cách?

Đào hố ủ phân và ủ phân lộ thiên.

Xin nói rõ cách đào hố ủ phân?

Tuỳ theo lượng phân ủ, đào một hố sâu, lấy đất đào lên lấp xung quanh làm bờ bao, không cho nước phân rỉ ra, không cho phân lan ra ngoài, đồng thời giữ độ nóng do phân tiết ra trong thời gian phân huỷ (hoai).

Trên có mái che để nước mưa không thấm vào, và đổ vào các hố ấy phân chuồng với rơm rạ, cứ một lớp dày độ 50 – 60cm (5 – 6 tấc) thì bỏ một lớp phân tro + bánh dầu phộng (khô dầu lạc). Cứ như thế cho đến khi đầy.

Cần nhớ là trước khi bỏ vào hố ủ, cần tưới nước và đạp cho nước ngấm đều rơm rạ. Khi bỏ xong tất cả vào hố, cần đạp cho chặt các thứ cần ủ, bỏ lên phần trên hết một lớp đất băm nhuyễn, rồi trét một lớp bùn non cho kín phía trên.

Mất hôm sau, lớp bùn non khô, nứt nẻ, tưới vào các kẽ hở ấy nước tiểu của trâu, bò, tưới mỗi ngày hoặc cách ngày.

Công việc tưới nước tiểu này đầu đặn cho đến khi được 3 tháng, khui nắp hầm để một ngày cho xả bớt hơi nóng cho việc phân huỷ bốc ra, rồi trộn từ dưới lên, thật đều, rồi tưới nước tiểu trâu bò.

Công việc tiếp tục như vậy độ 15 ngày (nửa tháng) thì đảo trộn phân một lần, trộn được hai hoặc ba lần (1 tháng – 1 tháng rưỡi) thì phân đã hoai kỹ, có thể dùng để bón.  

Xin nói kỹ về cách ủ phân lộ thiên?

Trước tiên làm một phần nền, tốt nhất là nền xi măng, có độ dốc đặng nước tiểu vào đống phân, rỉ ra chảy xuống phía thấp, có để hũ chứa các nước cốt này.

Xung quanh nền có xây tường cao khoảng 1 mét, có vách che, bên trên có mái ngăn không cho nước mưa lọt vào.

Cũng để một lớp phân chuồng, rơm rạ, cỏ khô dày độ 5 – 6 tấc, kế đến một lớp phân tro. Bánh dầu phộng, phân voi tiếp tục cho đến khi không thể để cao hơn được. Rồi tưới đều nước tiểu, giậm đạp một lần cho chặt.

Xong đâu đó rồi, cứ mỗi ngày một, hai lần lấy gàu tưới nước tiểu cho đều, từ dưới tưới vụt lên cao, đều khắp đống phân.

Công việc tưới này được thực hiện đều đặn suốt bốn tháng, sau đó đảo đều đống phân từ dưới lên, lại đạp cho dẻ, lại tưới mỗi ngày. Cứ 15 hôm lại đảo, lại tưới cho đến khi được 2 tháng, phân đã phân huỷ xong (tức đã hoai mục kỹ), có thể mang ra bón cho cây.

Dùng tưới nước cốt phân ủ tưới cho cây nhãn thế nào?? có pha nước không? Nồng độ ra sao?

Nước cốt phân ủ không thể để nguyên chất như thế mà phải pha loãng 1:5 đến 1:10 tức là 1 phần nước cốt pha 5 phần, hoặc 10 nước lã mà tưới vào gốc cây nhãn. Cần lưu ý là tưới ở rìa bộ rễ (tuỳ theo lâu hay mới trồng), để cho bộ rễ hấp thu được dễ dàng và đầy đủ.

Nước cốt là chất cực kỳ bổ dưỡng, do vậy việc ủ phân cần thu hồi chất nước giàu chất dinh dưỡng này, không bỏ sót.

Và khi dùng tưới, cần nhớ là không tưới trực tiếp lên rìa bộ rễ, có như thế bộ rễ mới hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nước cốt này.

Ngoài phân trâu bò, còn dùng phân gì khác, vẫn bổ dưỡng cao?

Dùng phân dơi, phân dê, phân gà.

Phân dơi có cần ủ hoai không?

Nếu là phân mới (cần xem xét kỹ) thì cần ủ hoai, nếu có phân lưu niên (ở kỹ) thì cần ủ hoai, nếu là phân lưu niên (ở nóc nhà thờ, các ngôi nhà xưa) thì cứ để như thế mà dùng.

Và tốt hơn hết là vẫn dùng ủ với loại rơm rạ, không nên dùng riêng, vừa phí, kết quả lại hạn chế, do thời gian dùng kéo dài, các chất bổ tự nhiên phân huỷ, tự bay hơi, bốc đi các chất dinh dưỡng cần thiết, rốt uổng phí.

Phân dê, phân gà có cần ủ hoai không? Cách ủ?

Vẫn ủ như thường, ủ chung với rơm rạ, cả xanh, cỏ khô vì phân gà có am_mô_nhắc (nước tiểu của gà, tiểu trong khi đi tiêu, ống dẫn tiểu hay niệu quản bên trong hậu môn nên người ta tưởng lầm là gà không tiểu, nên nước tiểu ngấm vào phân), bốc hơi, đem theo các dưỡng chất, nên ủ các loại phân dê, phân gà cũng cần ủ với tạp chất hữu cơ khác.

Phân cá là gì?

Phân cá là cá ươn, ủ trong nước tiểu, độ 5 – 7 hôm cho rã ra, pha vào nước, nồng độ 1:5 tức 1 nước phân cá thì 5 phần nước lã, hoặc 1:10 mà tưới gốc.

Phân cá có độ đạm cao không?

Rất cao, tuy nhiên không thể tưới nhiều, vì đang thời kỳ phân huỷ, lại chỉ thực hiện được khi cá bán ế, cá ươn, nên việc thực hiện nhiều khi rất hạn chế.

Vậy thay bằng đồ lòng heo (lơn) bán ế có tốt không?

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình