Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Các kỹ thuật trồng và nhân giống nhãn?

Kỹ thuật nhân giống nhãn hiện nay như thế nào?

Ngoài việc ương hạt lâu ra quả mùa đầu (4-5 năm), lại còn biến dị di truyền (cây con cho quả không đặc điểm như cây mẹ), người ta nhân giống cây nhãn bằng cách chiết cành và ghép gốc được xem là phổ biến nhất hiện nay.

Chiết nhánh thực hiện ra sao? Có ưu điểm gì?

Chiết nhánh thực hiện trên cây mẹ được chọn lựa kỹ, có hiệu quả cho cơm (cùi) dày, mùi vị thơm ngon, đạt tiêu chuẩn cao trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Chọn giống cây mẹ xong, chiết mỗi cây nhãn mẹ thường từ 10 – 15 cây con. Cách chiết là cắt da của cành nhãn to đạt tiêu chuẩn vòng quanh thân cây, bó bầu bằng vật liệu dễ ra rễ, ở miền Nam bằng rễ lục bình.

Sau khi rễ từ màu trắng đã đổi màu vàng nâu thì cắt ra, đem giâm vào vườn, tưới thường để rễ mọc ra thật khoẻ, lại bứng đem trồng ở các hố phân dự trữ như tôi đã hướng dẫn ở phần một.

Ghép gốc nhãn ra sao? Có ưu điểm gì?

Ghép gốc cây nhãn cũng như ghép bất kỳ loại cây ăn quả gì, đều có ưu điểm là gốc ghép được chọn hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng của từng địa phương.

Một cây nhãn mẹ cho được nhiều gốc ghép (mỗi cây chỉ một mắt ghép) nên thoả mãn được yêu cầu nhãn giống.

Mật độ của cây trồng như thế nào mới đúng kỹ thuật mới?

Muốn sớm có thu hoạch siêu cao thì trồng hàng cách hàng 8 mét, cây cách cây 5 mét.

10 năm sau, tỉa thưa bỏ bớt một cây trên hàng, thành ra cây cách cây 10 mét.

Đây là cách trồng cây ăn quả của vùng đồng bằng, cây giàu chất dinh dưỡng, phát triển nhiều hơn, cành lá sum xuê hơn ở vùng cao nguyên, đất kém màu mỡ nên tán lá nhỏ hơn, cành kém phát triển hơn nên trồng hàng cách hàng 8 mét (200cây/hécta), hoặc hành cách hàng 6 mét, cây cách cây 7 mét (235cây/hécta).

Nên trồng vào tháng nào miền Nam và miền Bắc?

Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, vì sau khi trồng, mưa mang nước đến tưới, hơn nữa, khí hậu lại mát mẻ, rất thích hợp để bộ rễ phát triển.

Ở miền Bắc nên trồng vào mùa xuân tháng 2 - 3 và vào vụ thu tháng 8 -10, nhưng tốt nhất vẫn là vụ xuân. Đấy là do thu liễm tiếp theo là đông tàn nên trồng tập trung vào tháng 2 tháng 3, và tháng 8, tháng 10 thì theo kinh nghiệm của chúng tôi, không mấy thích hợp, nói rõ là không nên trồng.

Sau khi trồng cây, nên chăm sóc thế nào cho đúng kỹ thuật?

Sau khi trồng cây nhãn giống khâu quan trọng nhất là tưới.

Tưới cây nhãn trong tháng đầu tiên là việc cực kỳ quan trọng, cần nghiêm túc thực hiện đúng như sau:

- Tuần đầu tưới mỗi ngày 2 lần sáng và chiều (ngày không có mưa).

- Tuần sau tưới cách ngày.

- Tuần kế tiếp tưới cách hai ngày 1 lần.

Sau một tháng, cây sống khoẻ mọc thêm cành mới, là tốt cho việc trồng cây ban đầu. Lúc này nhổ cỏ, khơi đường thoát nước.

Có nên trồng xen các loại cây ăm quả khác lúc tán lá nhãn chưa phát triển, chưa giao nhau?

3 -4 năm đầu, cây nhãn chưa giao tán, cành còn ở giai đoạn phát triển, nên trồng xen vào loại cây họ đậu, lợi thế là về sau dùng cành lá của loại cây này ủ làm phân xanh.

Nhưng cũng có thể không chỉ trồng có các loại cây họ đậu (đậu nành, đậu xanh,…) mà trồng xen các loại cây ăn quả ngắn ngày như đu đủ, chuối…

Các loại rau quả như trên (tôi chỉ nêu thí dụ) còn tuỳ thuộc vào vườn nhãn của các bạn ở gần khu chợ nào, sảm phẩm nào thích hợp (giá cao) để tung ra thị trường.

Tuy là cây trồng xen nhưng các bạn cần trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao, vì dù sao các loại cây nà y vận góp phần vào việc tạo được nguồn hoa lợi đáng kể. Do vậy không nên coi thường việc trồng cây xen

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình