Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Nên bón phân cho cây nhãn như thế nào?

Nên bón phân như thế nào?

Nếu đã tạo các kho phân dự trữ tốt, nói rõ là các kho phân dự trữ đầy đủ chất lượng, đủ yêu cầu về chất dinh dưỡng thì thì không cần bón phân làm gì chO phí.

Tuy nhiên đối với các bạn mà quyển sách này đến tay quí bạn quá muộn, nói cách khác là các bạn đã tạo vườn cây ăn quả từ lâu, thì tất nhiên phải bón phân.

Vậy liều lượng và tỉ lệ thế náo? Khi cây nhãn còn nhỏ, cần nhớ lá 3 – 4 năm đầu, cần bón 50 đến 100 kí urê/cây/năm, hoặc tưới bằng nước phân chuồng, tỷ lệ 1:3 hoặc 1:5 (tức là 1 phần nước 3 phần nước lã hoặc 1 phần nước 5 phần nước lã).

Mỗi lần tưới phân như thế cách khoảng 2 -3 tháng, không nên tưới nhiều, cây bị đén (tức là đỏ ngọn, dưỡng lại, không phát triển gây ảnh hưởng  cực kỳ xấu) cây không ra hoa, hoặc ra hoa kém, đậu quả thưa, thất thu.  

Các thời kỳ bón phân cho cây nhãn thế cho đúng cách?

Có 5 thời lỳ bón phân là:

Lần thứ 1: Vào đầu tháng 2, lúc cây phân hoá mầm hoa, dùng 15 đến 20 lít phân chuồng pha tỷ lệ 1:3 hoặc 1:5 (1 lít nước pha 3 hoặc 5 lít nước lã), tưới cho mỗi cây nhãn.

Việc tưới này tăng nguồn đạm, lân, kali nhằm phát triển các chùm hoa to.

Lần thứ 2: Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 cần bón 1 – 1,5 kí đạm sulfat, hoặc 0,5 – 0,7 kí đạm urê cho mỗi gốc nhãn, nhằm tạo yếu tố thúc cành vào mùa hè, giúp các chùm hoa phát triển tốt, có tác dụng tích cực đến việc đậu quả sai.

Lần thứ 3: Vào cuối tháng 6 bón cho mỗi gốc nhãn 1 -1,5 kí urê, 03 – 0,5 kí sulfat kali hoặc dùng NPK hỗn hợp 2 - 3 kí, nhằm tăng sản lượng quả trong năm, chuẩn bị cho cây nhãn phát triển vào năm kế.

Lần thứ 4: Vào thời kỳ này quả phát triển vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, nên tưới nước phân chuồng pha loãng 50 lít, vào 0,3 – 0,5 kí sulfat đạm, với 5 kí sulfat lân, với 0,5 kí sulfat kali, nhằm san bằng mâu thuẫn giữa nhu cầu đinh dưỡng của quả và dự trữ sự phát triển của cành cây.

Lần thứ 5: Sau khi thu hoạch quả vào tháng 8, tháng 9, bón phân hữu cơ (chuồng) kết hợp phân vô cơ (hoá học) để cải tạo đất cho đúng phương pháp.

Mỗi gốc nhãn cần bón 50 – 60 kí phân chuồng + 1 kí sulfat lân + 0,5 kí sulfat kali nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây, cành lá của năm sau.

Bón phân thế nào mới đúng phương pháp?

Tuỳ vào mùa có mưa to, mưa nhỏ hay mưa vừa mà rắc phân lên mặt đất, không cần tưới nước.

Nếu không mưa, nhất là nắng hạn dài ngày, cần hoà phân vào nước, tưới ở rìa mép tán lá, tức là tán lá bên trên, tưới ngay bên dưới.

Tưới phân là để cho bộ rễ hấp thụ do vậy bón không phải ở gốc cây, mà ở rìa của bộ rễ, nơi các rễ non mọc tua tủa vươn dài ra.

Bón ngay ở rìa bộ rễ, tất nhiên sẽ giúp bộ rễ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, nuôi thân, cành, giúp ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.

Còn phân hữu cơ (phân chuồng) thì nên đào rãnh sâu 30cm (3 tấc), rộng 30 – 50cm (3 -5tấc) quanh rìa của tán lá bên trên, chỗ mà các mép của bộ rễ tua tủa mọc ra, rắc phân chuồng, tủ đất lại như cũ.

Việc bón phân hữu cơ này thích hợp vào thời điểm sau khi thu hoạch quả xong, bón để kích thích cây ra nhiều quả vào kỳ thu hoạch kế tiếp.

Dùng phân gì để pha vào bình xịt phun vào thời kỳ hoa nở?

Nên dùng urê, biphosphat kali, các nguyên tố vi lượng như bo, magiê, kẽm… pha vào nước dùng bình xịt phun thuốc làm cho hao đậu sai quả, giảm việc rụng quả non (tháng 6 – 7) cho đến trước lúc thu hoạch.

Nên phun thuốc cách 15 ngày/1 lần và lập lại 2 – 3 lần, với nồng độ urê 0,2% (hai phần ngàn), acid boric, sulfat  magiê, sulfat kẽm 0,1 – 0,2% (1 – 2 phần ngàn).

Cần nhớ là thời kỳ ra hoa, phun thuốc lên hoa không được dùng với thuốc trừ sâu, còn các loại khác có thể phối hợp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình