Bệnh hen suyễn gây ra viêm nhiễm trong phổi và kết quả là làm hẹp đường hô hấp. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với những vết thương hay nhiễm trùng. Để hàn gắn vết thương hay chống lại nhiễm trùng thì có hai phản ứng xảy ra. Thứ nhất là máy cung cấp cho vùng bị ảnh hưởng tăng lên và thứ hai là những tế bào chống bệnh tật từ những mô xung quanh sẽ đổ về. Những phản ứng này gây nên sự tấy đỏ và sưng ở vùng bị thương. Cơ thể cũng tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể là một loại protein đặc biệt có trong máu được sản xuất ra để đáp ứng lại những tác nhân gây bệnh.
Sau khi vết thương đã liền hay nhiễm trùng đã được chữa trị thì sự viêm nhiễm cũng giảm.
Viêm phổi và đường hô hấp gây ra do hen suyễn sẽ không giảm cho đến sau khi những phản ứng với các kích thích được kiểm soát. Hầu hết những người bị hen suyễn mãn tính luôn có triệu chứng viêm đường hô hấp. Viêm nhiễm liên tục kéo dài và không kiểm soát được có thể phá hủy các mô của đường hô hấp. Khi các mô của đường hô hấp bị phá hủy, các chức năng của phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Viêm nhiễm mãn tính cũng có thể làm hình thành các sẹo ở thành đường dẫn khí. Nếu đã hình thành sẹo và thành phế quản thường xuyên bị tổn hại thì hen suyễn không thể điều trị bằng cách thông thường được nữa. Đây là lý do quan trọng tại sao phải dùng thuốc làm giảm sự viêm nhiễm đường dẫn khí
Có 4 triệu chứng điển hình của cơn hen suyễn.
Sự co các cơ:
Các cơ quan của phế quản co lại làm cho đường dẫn khí trong phế quản chật hẹp hơn. Sự co lại của phế quản gọi là co thắt phế quản. Tính khắc nghiệt của co thắt phế quản thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của cơn bệnh. Nếu cơn bệnh nặng, co thắt phế quản cũng nặng. Nó làm khó thở và kết quả là thở khò khè và ho.
Tăng bài tiết đờm:
Khi bị hen suyễn, các tuyến ở thành trong của đường hô hấp bài tiết ra nhiều đờm làm dày hơn lượng đờm bình thường. Sự bài tiết đờm là biện pháp bảo vệ của cơ thể chống lại những kích thích gây ra do cơn hen suyễn. Khi bị hen suyễn, đờm kết nối lại với nhau trong đường hô hấp và tạo thành các khối riêng biệt. Sự thừa đờm cũng có thể hình thành nên những nút án ngữ hoàn toàn những đường dẫn khí rất nhỏ trong phổi. Những nút đờm này có thể bị tống ra ngoài thông qua việc ho. Nếu có quá nhiều nút đờm, bạn có thể có những cơn ho liên tục và khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách, những nút đờm có thể kéo dài thời gian của cơn hen và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bộ máy hô hấp.
Ho:
Ho là một phản ứng tự phát của cơ thể để thải lượng đờm dư thừa trong đường hô hấp ra ngoài. Bạn ho khi áp lực trong những đường dẫn khí này bùng nổ với một luồng khí. Thông thường, những tia phóng nhỏ như tóc ở thành trong đường hô hấp sẽ đẩy đờm dư hay những thứ khó chịu mà bạn hít vào ra ngoài. Nếu bài tiết đờm quá dày, những tia phóng này không thể tống chúng ra và do đó cơ thể đáp ứng lại bằng cách ho. Sự hình thành nên các nút đờm quá dày bao vây hoàn toàn những đường dẫn khí nhỏ hơn (phế nang) làm cho chúng không có khả năng đẩy đờm ra tạo nên ho khan.
Thở khò khè:
Hầu hết mọi người nghĩ rằng thở khò khè là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Bạn bị thở khò khè nếu không khí bị đẩy mạnh qua đường hô hấp chật hẹp khi thở ra. Quá trình thở ra bình thường liên quan đến sự chật hẹp của đường hô hấp. Nếu đường hô hấp đã hẹp rồi thì sự hẹp hơn sẽ cần cố gắng hơn mới đẩy được khí ra ngoài. Bình thường khoảng thời gian thở ra và hít vào là bằng nhau, nhưng khi bị hen suyễn thì thời gian thở ra dài hơn. Thở khò khè thường đi kèm theo âm thanh như tiếng huýt sáo do phải tống khí qua tiểu phế quản nhỏ hẹp Một điều quan trọng nên nhớ là nếu đường dẫn khí bị hẹp quá nghiêm trọng thì lượng không khí đi qua quá nhỏ để tạo nên tiếng khò khè. Do đó nếu không có tiếng thở khò khè khi bị hen suyễn nặng là một dấu hiệu nguy hiểm |