Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Chăm sóc cây nhãn khi có quả non như thế nào?

Trước khi ra hoa nên dùng chất kích thích gì để phun lên mầm hoa?

Dùng chất kích thích Thiên Nông hoặc Atonic (xem hướng dẫn ở bao bì) phun lên các chồi hoa hai lần: 1 lần mới nhú nụ hoa, 1 lần khi hoa được 1 tuần.

Có nên xịt các loại kích thích tố để ngăn quả non rụng quả không? Dùng loại gì?

Khi quả non cò đường kính 3 – 4 mm, nên dùng kích thích tố Thiên Nông, hoặc Atonic vời nồng độ bằng ½ liều ghi Trên bao bì đựng hai loại thuốc trên, phun xịt 1 lần, có thể tác dụng làm giảm mật độ rụng quả non.

Các nhà vườn nên lưu ý dùng đúng như chỉ dẫn, tránh việc dùng quá ít không kết quả, dùng quá nhiều thì… rụng quả non. Thuốc kích thích thật đúng là con hai hai lưỡi.

Nên bón phân dưỡng quả như thế nào cho đúng?

Tuỳ số lượng quả trên cây mà bón, thí dụ dự kiến thu hoạch 100 ký (1 tạ) quả thì dùng 0,5 – 0,8 kí đạm + 1 – 1,5 kí kali + 0,8 – 1 kí lân chia ra làm 3 lần:

- Lần thứ nhất lúc quả non cỡ hạt bắp (ngô).

- Lần thứ hai lúc quả non cỡ đầu ngón trỏ.

- Lần thứ ba lúc quả còn độ 1 tháng nữa chín.

Phân được trồng đều hoà với 200 lít nước lã, tưới quanh gốc, cách nào cho ngấm xuống thì bộ rễ hấp thụ được toàn bộ, nói rõ tưới nước phân ở rìa của bộ rễ.

Trong thời gian giữa hai lần bón phân có thể dùng nước phân chuồng ngâm lâu, tưới 10 lít nước lã quanh gốc, định kỳ là 10 ngày tưới 1 lần.

Không nên dùng nhiều hơn, cũng không nên pha đậm hơn vì nếu dùng không đúng liều sẽ không có kết quả đúng như mong đợi.

Cần phun xịt thuốc gì thêm để chống rụng quả thời gian này?

Dùng NAA 0,025% (25 phần 10 ngàn) để chống rụng quả non. Ngoài ra còn dùng Bayfolan, Komix, Thiên Nông…, phun xịt lên lá, quả, chồi non theo chỉ dẫn ở bao bì, định kỳ 10 ngày phun xịt một lần.

Nên phòng ngập lũ cách gì?

Từ khi mới lập vườn cần tiên liệu hai biện pháp: ngập lũ và nắng hạn kéo dài.

Để phòng chống ngập lũ thì cần khai các mương rãnh thoát nước – dĩ nhiên đã tiên liệu có nơi sẵn để thoát lũ - về phía trũng, do vậy việc khơi đường nước là việc không có gì khó khăn cả.

Cách chống nắng hạn kéo dài?

Dĩ nhiên cũng đã tiên liệu trước, từ lúc lập vườn, có sẵn nguồn nước đã tưới gốc nhãn. Nếu nắng hạn kéo dài quá 5 ngày thì phải tưới từ ngọn xuống, ủ kín gốc cây nhãn để giữ ẩm.

Nếu nắng hạn kéo dài hơn nữa, cần tưới định kỳ sao cho thích hợp, nói rõ là không quá thiếu nước.

Các nhà vườn cần nhớ là tưới sao cho đủ nước để bộ rễ có đủ điều kiện để hấp thụ các chất bổ trong đất, nuôi thân đồng thời phát triển đầu đặn các rễ non.

Để phòng chống bão thì cần tổ chức vườn nhãn thế nào cho hợp lý?

Nên tổ chức các vành đai cây xanh cho từng héc ta vườn nhãn, thí vụ cụ thể, nếu vườn nhãn rộng 2 héc ta, nên tổ chức trồng cây ăn quả cao, to, thí vụ cây mít bao quanh khu vườn, đồng thời giữa hai khu, tức là mỗi héc ta vườn nhãn đều có một lớp cây mít để ngăn cản sức gió.

Việc phòng chống bão là cần thiết vì bất kỳ vùng nào ở thời điểm nào đó, có khi hàng chục năm mới xảy ra một lần, đều gây thiệt hại đáng kể.

Thời gian cây nhãn có quả non nên phòng sâu bệnh thế nào cho hợp lý, có kết quả tích cực?

Cần phòng chống các loại sau đây bằng các loại thuốc thích hợp:

- Bọ xít nâu, sâu nái chúa dùng Sherpa 0,1% (1 phần nghìn), Sherpo; 0,2% (2 phần nghìn).

- Rệp, rầy dùng Sherpa 0,1% (1 phần nghìn), Trebon 0,1% (1 phần nghìn).

- Các sâu hại khác dùng Polytrin 0,2% (2 phần nghìn), Sherpa 0,1% (1 phần nghìn), Padan 0,1% (1 phần nghìn).

- Bệnh khô cành, đốm nâu, đốm đen, khô đầu lá, xém mép lá dùng Daconil 0,2% (hai phần nghìn), Aliette 0,3% (ba phần nghìn), Phidomit MZ 0,1 – 0,2% (1 – 2 phần nghìn), Anvil 0,1 – 0,2% (1 – 2 phần nghìn), Bayfidan 0,2% (hai phần nghìn).

Các loại trên hoà vào nước lã, phun xịt kỹ từ trên xuống, quanh các chồi non, các quả non, các thân cây, thân cành cho đều, cho kỹ.


 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình