Có vô số các dị ứng nguyên gây ra hen suyễn. Một trong số đó gồm:
Thú nuôi cảnh: Những loài thú nuôi cảnh đặc biệt là chó và mèo có thể gây ra hen suyễn ở những người nhạy cảm. Hầu hết các loài chó và mèo đều có lông mao. Khi chúng cọ xát vào người hay liếm vào bạn, chúng làm rơi nước bọt, lông, vảy nhỏ trên da. Một số loài chó và mèo rụng lông hầu như quanh năm. Những loài này làm rơi nước bọt, lông, vảy da khắp nhà. Khi chúng ra khỏi nhà thì phấn hoa, bào tử nấm cũng dính vào lông chúng và chúng lại mang những thứ này vào trong nhà. Lông, vảy da, phấn hoa, bào tử nấm đều có thể gây ra những triệu chứng hen suyễn.
Nếu bạn nhạy cảm với vảy da, chỉ cần tiếp xúc với một lượng nhỏ thì có thể gây ra hẹp đường dẫn khí. Dù có lau chùi nhà cửa thường xuyên thì vảy da vẫn còn trong đó. Vảy da của mèo thì đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể nằm trong không khí trong nhiều tháng cùng với bụi trong nhà. Do đó ngay cả khi bạn không đến gần những con thú nuôi đó hay đã đuổi chúng đi thì bạn vẫn có thể bị các triệu chứng hen suyễn do vảy da vẫn còn tồn tại trong nhà.
Điều quan trọng nên nhớ là bạn có thể bị các triệu chứng hen suyễn chỉ do một phần nhỏ lông mao, len lông vũ rơi ra từ gối, quần áo hay giường ngủ.
Phấn hoa và nấm: Nếu những triệu chứng hen suyễn thường xảy ra trong những mùa đặc biệt thì có nghĩa là bạn nhạy cảm với phấn hoa và nấm. Nấm là thực vật rất nhỏ mọc ở vùng ẩm ướt và những nơi tối. Khi sinh sản, chúng thải các bào tử vào trong không khí. Hạt phấn hoa là những phần nhỏ xíu tỏa ra từ hoa khi nở. Chúng rất nhẹ nên chúng có thể di chuyển xa nhiều dặm theo gió. Nhiều người tăng sự nhạy cảm với phấn hoa khi lớn lên. Phấn hoa của những loại hoa thông thường như hoa hồng, cúc vạn thọ … thì không gây hen suyễn vì chúng không thể truyền trong không khí do chúng nặng, lớn và dính.
Bào tử nấm có thể vào nhà bạn theo gió và bám lại trên những vật dụng gia đình. Chúng có mặt ở khắp nơi như giường, nệm, đồ đạc … Bào tử thích hợp ở vùng ẩm ướt nên chúng sống lâu hơn ở những nơi như nhà tắm, nhà vệ sinh, tầng hầm, máy điều hòa, máy làm ẩm không khí … Bào tử cần độ ẩm để phát triển. Điều này không có nghĩa là giảm độ ẩm không khí thì tốt cho bệnh hen suyễn. Không khí khô cũng có thể gây khó chịu cho đường dẫn khí cũng dẫn tới các triệu chứng hen suyễn.
Ve: Ve là tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là loài côn trùng cực nhỏ. Phân của ve gây ra dị ứng. Có một lớp vỏ protein rất chắc bao bên ngoài phân. Loại protein này gây ra các phản ứng dị ứng. Khi con ve chết, xác bị phân hủy kết hợp với bụi trong đồ đạc gia dụng và gây ra các phản ứng dị ứng.
Giống như loài vật, loài người cũng thải ra gàu (là vảy da nhỏ). Ve ăn gàu mà bạn thải ra hàng ngày. Lượng gàu bạn thải ra nhiều nhất là ở trên giường ngủ, gối, đệm … Chúng sống ở những đồ đạc được bọc, rèm cửa, khăn tắm, quần áo, thú nhồi bông, thú để trong xe hơi …
Dị ứng với ve thường phổ biến hơn ở thành phố và những nước phát triển
Lý do là những ngôi nhà hiện đại dùng kỹ thuật biệt lập tạo điều kiện cho ve phát triển tốt hơn. Tương tự vậy, những ngôi nhà phố thường không cho gió tự nhiên thổi vào.
Gián: dị ứng với gián thì rất phổ biến. Có thể do trứng gián, phân gián hay bộ phận cơ thể nào đó của gián bị phân hủy. Đuổi gián ra khỏi nhà vẫn còn là một điều khó khăn. Thậm chí ngay khi bạn đuổi hết gián ra khỏi nhà thì phân, trứng, xác phân hủy … có thể vẫn tồn tại trong nhiều tuần.
Thực phẩm: dị ứng thực phẩm thường bắt đầu trước khi được 1 tuổi. Những đứa trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể bị nhiễm trùng tai, chàm bội nhiễm, sổ mũi và thường hay khóc. Một số trẻ thường hay nôn, đặc biệt là sau khi ăn những thức ăn mà chúng nhạy cảm. Chúng cũng có thể phát triển thành tiêu chảy. Những trẻ bị dị ứng thực phẩm thường hay bị hen suyễn sau này. Sau đây là một số thực phẩm có thể gây dị ứng:
Dị ứng sữa đặc biệt là sữa bò thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu phát hiện thấy triệu chứng dị ứng thì phải loại bỏ sữa bò ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ ít nhất là 2 tuần và sau đó cho ăn lại. Nếu trẻ bị dị ứng sữa thì triệu chứng sẽ mất khi loại sữa ra và lại xuất hiện khi ăn trở lại.
Dị ứng lúa mì: cũng rất phổ biến. Nghi ngờ bị dị ứng lúa mì nếu trẻ bị phát ban, đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn ngũ cốc lần đầu.
Lòng trắng trứng: cũng thường gây dị ứng. An trứng sống có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm ở người dị ứng với nó. Dị ứng gây ra bởi protein của trứng.
Cá và hải sản khác: cũng thường gây ra dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với cá thì tránh ăn các loại hải sản.
Các loại hạt như quả hạnh, quả óc chó, đậu phộng có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng.
Các loại thực phẩm khác: có thể gây ra dị ứng gồm táo, chuối, hạt điều, cam, bưởi, nấm, nho, thốt nốt, mù tạt, củ cải, sô cô la và nước ngọt.
Nhiều trẻ phát triển tính nhạy cảm với thực phẩm theo thời gian. Chúng bị dị ứng với sữa, sản phẩm từ sữa và lúa mì nhiều hơn là với các thực phẩm gây dị ứng khác.
Phụ gia thực phẩm: một số thực phẩm thường chế biến sẵn có chứa hóa chất hay phụ gia thực phẩm giúp giữ cho chúng tươi lâu hơn. Những chất phụ gia thực phẩm này gồm chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu nhân tạo, chất làm ngọt …
Một số loại phụ gia này có thể gây ra phản ứng dị ứng. Phụ gia thực phẩm có thể gây ra hen suyễn gồm sulphite, tartrazine, bột ngọt, butylate hydroxytoluene và parabens.
BẢNG 2: CÁC PHỤ GIA THỰC PHẨM
PHỔ BIẾN LÀM GIA TĂNG CƠN SUYỄN
Sulphites
Bia
Rượu
Giấm
Dưa chua
Phô mai
Trái cây và quả hạch khô
Nước trái cây
Mứt
Sản phẩm dạng keo như thạch Tartrazines
(màu vàng)
Bơ
Phô mai
Trái cây đóng hộp
Kem
Bột mù tạt
Ngũ cốc ăn sáng
Khoai tây chiên
Kẹo hoặc sô cô la
Viên thuốc ho
Sulphite: sulphite và metabisulphite thường được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cũng được dùng trong nhà hàng để giữ cho salad tươi. Những phản ứng dị ứng thông thường là ngứa, phát ban trên da, bất an vùng bụng, tiêu chảy, giảm huyết áp bất thường, … Hiếm khi sulphite có thể làm cho huyết áp xuống thấp dưới mức bình thường. Hãy xem bảng liệt kê thành phần của thực phẩm chế biến sẵn trước khi mua. Tránh mua nếu chúng có chứa sulphite. Điều quan trọng nên nhớ là một số thuốc chữa bệnh hen suyễn cũng có chứa sulphite.
Tartrazine: đây là một loại phẩm màu phổ biến được thêm vào để thực phẩm có màu vàng. Tartrazine thường được thêm vào nước ngọt, bơ, bơ thực vật, một số thuốc, sô cô la, kẹo, nước cam … Phản ứng dị ứng với tartrazine thường là nhẹ, nhưng có thể nặng đối với một số người. Do vậy nên tránh dùng tartrazine nếu bạn nhạy cảm với nó.
Bột ngọt: đây là thành phần tối cần thiết trong các công thức nấu ăn Trung Hoa và thường được dùng làm gia vị thực phẩm giúp tăng khẩu vị. Sự nhạy cảm với bột ngọt có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng như hen suyễn, đau đầu, đau nửa đầu, tiêu chảy, tức ngực, cảm giác hấp hơi và nóng phía dưới cổ và phía trên ngực.
Butylated hydroxytoluene: butylated hydroxyanisole (BHA) và butylated hydroxytoluene (BHT) được dùng như là chất bảo quản cho hạt và sản phẩm ngũ cốc không bị mục nát. Cả BHA và BHT đều có thể gây ra những phản ứng dị ứng như sưng, nổi mày đay … ở người nhạy cảm. Mày đay là một thuật ngữ dùng để chỉ những phản ứng dị ứng cấp hay mãn tính gây đỏ, nổi nốt tròn và rất ngứa. Những vết nổi này có thể chỉ là một điểm nhỏ hay có thể rộng nhiều centimét vuông.
Parabens: phản ứng dị ứng với parabens thường xảy ra trên da gồm đỏ, sưng tấy, ngứa và có thể gây hen suyễn.
Đôi khi bạn có thể phát triển các triệu chứng hen suyễn ngay cả khi bạn không có bất cứ dị ứng đặc biệt nào. Điều này là do những chất gây khó chịu. Tiếp xúc lâu dài hay thường xuyên với những thứ gây khó chịu có thể gây nên hen suyễn. Một số thứ gây khó chịu có thể dẫn đến hen suyễn như sau:
Hút thuốc: đã biết nhiều ảnh hưởng xấu của việc hút thuốc đối với sức khỏe. Hút thuốc không chỉ gây ra ung thư mà còn gây ra những bệnh về tim cũng như nhiều bệnh nghiêm trọng về phổi. Hút thuốc thụ động thì cũng có hại như là hút thuốc chủ động. Hầu hết những người bị hen suyễn thường hay nhạy cảm với khói thuốc. Điều này là do phổi hen suyễn có khuynh hướng phản ứng quá mạnh khi khói kích thích những thụ thể nhạy cảm trong đường dẫn khí. Những thụ thể này mang thông điệp đến làm cơ của đường hô hấp co lại. Đường dẫn khí trở nên chật hẹp hơn gây ra hen suyễn. Hút thuốc trong khi đang mang thai là đặc biệt nguy hiểm. Trẻ được sinh ra từ mẹ mà hút thuốc trong khi mang thai có nồng độ nicotine cao bằng người lớn hút thuốc. Chúng cũng thường bị bệnh về đường hô hấp gồm cả hen suyễn khi còn niên thiếu.
Nước hoa: nếu bạn bị ho, thở khò khè, hay tức ngực khi ở trong công ty có người dùng nước hoa thì có nghĩa là bạn bị dị ứng với nước hoa. Những triệu chứng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn tiếp xúc với một số mùi mạnh trong thời gian ngắn như trong thang máy, khu mua sắm, bến xe buýt …
Khói: Tiếp xúc với khí thải từ việc đốt cháy than, gỗ, dầu lửa, khí thiên nhiên … có thể gây ra những cơn hen suyễn. Đây là do chất khí cháy sinh ra nhiều loại khí khó chịu như CO2, CO, NO2, NO và SO2.
Hóa phẩm trong gia đình: một số nghiên cứu cho rằng phoocmôn, một chất khí hóa học có thể gây ra hen suyễn. Phoocmôn gâh khó chịu cho mắt, mũi và phổi. Nó được dùng làm chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dầu gội đầu … Nó cũng được dùng để sản xuất nhựa, một số loại sợi và vật liệu xây dựng như gỗ ván, ván ép, gáy thảm, keo dán … Một số khí hay mùi khác trong gia đình cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Ví dụ như isocyanate thải ra từ sơn và floruacarbon propellant có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở người nhạy cảm. Floruacarbon propellant có trong thuốc xịt tóc, chất khử mùi, thuốc trừ sâu, nước xịt phòng, nước rửa … Nguy cơ phát triển các phản ứng dị ứng với những hóa chất trong gia đình này thì cao hơn nếu trong nhà thiếu sự lưu thông không khí tự nhiên.
Công việc liên quan đến hóa chất: những người có khuynh hướng phát triển phản ứng dị ứng thường phát triển thành hen suyễn khi hay tiếp xúc với hóa chất trong môi trường làm việc. Độ nặng của bệnh tăng theo sự tiếp xúc với các dị ứng nguyên … Kinh nghiệm cho thấy một số người thoát khỏi các triệu chứng bệnh khi họ thay đổi công tác và làm việc trong môi trường không phải tiếp xúc với các dị ứng nguyên nữa. Người có khuynh hướng bị dị ứng hay người hút thuốc có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn khi làm việc trong môi trường có liên quan đến hóa chất. Mang đồ bảo vệ liên tục và đúng cách sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị hen suyễn. Một số nghề có khả năng phải tiếp xúc với dị ứng nguyên cao được liệt kê trong bảng sau:
BẢNG 3: CÁC LOẠI CHẤT GÂY
KHÓ CHỊU THÔNG DỤNG Ở NƠI LÀM VIỆC
Loại công việc:
Nhà máy
Nông nghiệp, trang trại
Phục vụ quốc phòng
Nhà máy tinh chế
Sơn
Xưởng tàu
Nhà máy dệt
Hàn
Xưởng mộc
Chế biến thực phẩm
Chăm sóc làm đẹp
Chăm sóc thú - Loại chất gây khó chịu
Nhôm, florua, kháng sinh
Bột đậu nành, gia cầm, ve, phấn hoa, mùn cưa
Hơi độc lò, thạch tín, chất kìm chế
Khí clo, muối bạch kim, vanadium
Toluene diisocyanate
Nấm, côn trùng, bụi
Bông, bụi vải lạnh
Khói thép, kền sulphat, muối crôm
Mùn cưa
Bụi cà phê, trà, protein trứng, amylase
Persulphate, fluorocarbon propellant
Vảy da thú, nước tiểu
Tá dược: aspirin và các sản phẩm từ aspirin là những chất gây khó chịu phổ biến có thể gây hen suyễn. Có đến 25% số người bị hen suyễn gặp khó khăn trong việc thở khi uống aspirin hoặc các sản phẩm từ aspirin. Sự nhạy cảm với aspirin tăng theo tuổi tác. Sự nhạy cảm này thường gặp sau tuổi 30 và là suốt đời. Thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen và thuốc giảm đau như acetaminophen cũng có thể gây ra hen suyễn. Những thuốc này thường được dùng để làm giảm đau đầu và viêm khớp. Một số người nhạy cảm với penicillin và có thể có triệu chứng hen suyễn sau khi uống thuốc. Họ cũng có nguy cơ cao phát triển thành các phản ứng về da như nổi mày đay sau khi uống penicillin.
Beta – blockers, một nhóm thuốc được đề nghị để điều trị cao huyết áp, chứng đau nửa đầu, đau tim … cũng là những tác nhân có nguy cơ gây hen suyễn. Những loại thuốc này làm hẹp đường hô hấp gây khó thở. Như đã nói trên, thụ thể beta trong phổi nhận được thông điệp từ não làm giãn các cơ trong đường dẫn khí và làm giảm sự bài tiết cơ. Thuốc khóa beta hoạt động bằng cách khóa các thụ thể trong mạch máu và trong tim. Nó cũng ngăn không cho thông tin đến phổi. Kết quả là đường dẫn khí bị hẹp.
Điều quan trọng nên nhớ là ngay cả khi bạn không bị hen suyễn bạn vẫn có thể có những phản ứng với thuốc. Đó là lý do tại sao bạn tránh cẩn thận khi uống thuốc lần đầu tiên …
Hoocmôn: Những sự thay đổi nồng độ một số hoocmôn trong cơ thể có thể gây ra hen suyễn. Nhiều bé gái phát triển những triệu chứng hen suyễn trong giai đoạn dậy thì. Đây là do nồng độ hoocmôn động dục nữ tăng vào lứa tuổi này. Hen suyễn ở phụ nữ phổ biến hơn trong thời kỳ sinh sản và phụ nữ cũng thường có các triệu chứng hen suyễn khi có kinh nguyệt. Người ta tin rằng sự cân bằng nước và muối trong cơ thể thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Sự mất cân bằng này ảnh hưởng đến các cơ của đường hô hấp.
Thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hoocmôn trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ra hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bị hen suyễn ở phụ nữ dùng hoocmôn hơn 10 năm cao hơn bình thường gấp 2 lần. Điều này không có nghĩa là bạn tránh không dùng hoocmôn trong toa điều trị của một số bệnh khác. Bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất sau khi đã cân nhắc mức độ nguy hiểm.
Có những thay đổi do hoocmôn xảy ra trong khi mang thai, hen suyễn có thể nặng hơn, giữ nguyên hay nhẹ hơn trong thời kỳ mang thai.
Tập thể dục: gần 80% số người bị hen suyễn có triệu chứng khi tập thể dục. Các cơn hen suyễn thường xảy ra khi bạn bắt đầu tập một cách đột ngột hoặc tập căng thẳng kéo dài. Các triệu chứng có thể biểu hiện ngay hoặc là sau đó.
Thời tiết: những thay đổi về áp suất không khí và nhiệt độ có thể làm nặng thêm hay nhẹ bớt tình trạng hen suyễn. Tức ngực và sự bài tiết cơ quá mức thường xảy ra khi độ ẩm cao, mưa, sấm sét hay trong mùa đông. Đối với nhiều người thì không khí lạnh và không khí khô gây thắt đường dẫn khí. Những triệu chứng tăng nặng khi bạn tập luyện trong thời tiết lạnh do bạn phải hít thở nhanh hơn dẫn đến lượng không khí lạnh bạn hít vào nhiều hơn …
Một số người lại tăng nặng các triệu chứng hen suyễn vào mùa hè. Lý do vì bụi, khói xe cộ … vẫn còn lơ lửng trong không khí nóng ẩm này.
Nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút: nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ em là một vấn đề phổ biến về sức khỏe. Nó gây ra sổ mũi, sốt, ớn lạnh, đau đầu … Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp làm tăng nguy cơ bị hen suyễn. Nhiễm trùn đường hô hấp có thể do vi trùng hay vi rút gây ra. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường không gây ra những cơn hen suyễn vì chúng dễ dàng được chữa bằng kháng sinh. Nhưng có triệu chứng hen suyễn có thể bị nặng nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn
Sự bài tiết chất nhầy trong đường dẫn khí cũng tăng khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Mặc dù kháng sinh không thể diệt vi rút nhưng hầu hết các trường hợp nhiễm trùng do vi rút thì tự giới hạn. Điều này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng và do đó nhiễm trùng được chữa trị. Đôi khi vi rút còn nằm ẩn trong các tế bào và gây tổn hại đến đường hô hấp. Chúng có thể di chuyển từ mũi xuống ống phế quản làm tăng việc tiết chất nhầy và làm sưng những ống này. Một số vi rút có thể làm thay đổi cấu trúc của thành trong đường hô hấp. Chúng có thể làm thay đổi những thông điệp gửi từ não đến phổi và gây ra hẹp đường dẫn khí.
Những triệu chứng hen suyễn có thể nặng thêm nếu bạn bị viêm xoang. Viêm xoang là một thuật ngữ dùng để chỉ sự sưng xoang do dị ứng, chất gây khó chịu hay các chất hóa học. Xoang là những khoang trong sọ nằm sau xương gò má và phía trên mắt. Những đường trong xoang bị nghẹt khi bị viêm xoang do bị sưng và viêm nhiễm sẽ gây ra đau và tạo ra áp lực trong xoang. Nếu bạn bị hen suyễn, sự đau đớn và áp lực này kích thích thần kinh cuối trong đường hô hấp và làm hẹp đường dẫn khí.
Nhưng triệu chứng thông thường của viêm xoang là đau giữa hai mắt, nghẹt mũi, ù tai, tăng áp lực hay nhạy cảm quanh vùng mắt, hai bên mũi hay hai bên đầu.
Chứng ợ nóng: đây cũng được gọi là ợ ngược trong dạ dày. Trong trường hợp này, acid trong dạ dày đi vào thực quản (oesophagus) và gây ra cảm giác ợ hơi vùng ngực. Với người bị hen suyễn thì khả năng bị ợ nóng cao gấp 3 lần. Nếu bị ợ nóng thường xuyên, acid trong thực quản kích thích một cơ quan thần kinh trong hệ thần kinh tự chủ gọi là thần kinh phế vị. Sự kích thích thần kinh phế vị gây ra co thắt đường dẫn khí dẫn tới các triệu chứng hen suyễn. Ợ nóng thường xảy ra hơn vào ban đêm và khi nằm ngửa.
Stress: hen suyễn nặng hơn khi bị stress hay lo lắng. Đây là do sự bùng phát cảm xúc như khóc, la hét, sợ hãi … kích thích những dây
thần kinh trong đường dẫn khí làm thắt chặt chúng lại.
Ban đêm: các triệu chứng hen suyễn có thể nặng hơn về đêm hay vào sáng sớm. Nhiều người thức giấc giữa đêm do thở khò khè, ho, khó thở, cảm giác nghẹt và thắt vùng ngực. Có 5 lý do khiến hen suyễn nặng hơn vào ban đêm:
Ve thường có trên giường ngủ, đệm, gối … nên bạn tăng nguy cơ tiếp xúc với ve về đêm.
Nhiệt độ lạnh về đêm có thể gây ra hen suyễn.
Gần 50% số người bị hen suyễn phản ứng chậm với các dị ứng nguyên và các chất gây khó chịu. Hầu hết các triệu chứng xuất hiện sau 4 – 8h sau khi tiếp xúc. Ban ngày thì nguy cơ tiếp xúc là cao hơn nên các phản ứng sẽ xảy ra về đêm.
Một số hoocmôn ảnh hưởng đến việc giãn cơ đường hô hấp giữ chúng mở ra. Nồng độ những hoocmôn này thì rất thấp từ giữa đêm đến gần sáng. Sự giảm nồng độ những hoocmôn này là nguyên nhân gây ra hen suyễn do làm hẹp đường dẫn khí.
Ợ nóng thường xảy ra về đêm khi bạn nằm ở tư thế nằm ngửa.
Thật khó để nhận biết các dị ứng nguyên hay chất gây khó chịu gây ra hen suyễn vì bạn có thể nhạy cảm với nhiều hơn một chất. Khi những triệu chứng cấp tính đã được kiểm soát thì bạn nên ghi lại những gì bạn đã tiếp xúc trong vòng 12 giờ trước cơn bệnh. Điều này giúp bạn nhận ra những tác nhân gây hen suyễn của bạn và giúp cho bác sĩ có sự điều trị hiệu quả nhất.
|