Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC : Hỏi đáp về các căn bệnh
Các dấu hiệu của bệnh thương hàn là gì?

Khi bác sĩ khám cho bạn ở thời kỳ đầu của bệnh, có thể không có gì bất thường ngoài cơn sốt. Sau tuần đầu tiên, các đốm màu hồng sẽ xuất hiện trên vùng bụng của bạn. Những đốm này được gọi là “vết quầng”. Các vết quầng có thể không thấy được một cách rõ ràng ở những người có da màu sẫm. Lưỡi có thể bị đóng màng.

Thông thường thì mạch đập tăng so với sự gia tăng nhiệt độ trong cơ thể. Tuy nhiên ở nhiều người bị sốt thương hàn thì mạch lại không tăng cùng với sự gia tăng nhiệt độ. Tình tạng này gọi là sự phân ly mạch - nhiệt độ.

Một số người có thể có huyết áp thấp. Do đó bác sĩ phải thường xuyên kiểm tra huyết áp của bạn nếu bác sĩ cho rằng bạn bị sốt thương hàn. Khi bác sĩ khám ngực bạn bằng ống nghe, bác sĩ có thể nghe tiếng khò khè đứt quãng, đặc biệt nếu bạn có triệu chứng thường xuyên về đường hô hấp như ho hoặc viêm họng. Trong khi bác sĩ khám bụng của bạn, bạn có thể thấy đau lan tỏa khi bị nấm vào bụng. Trong những thời kỳ sau của bệnh, gan và lá lách của bạn có thể bị to ra.

Bác sĩ có thể phát hiện sự phồng to này bằng cách cảm nhận qua tay khi khám bụng của bạn. Sự phồng to này không có ở thời kỳ đầu của bệnh.

Cũng có thể có sự đổi sang màu vàng nhạt ở các cơ quan như mắt, móng, da..., nó biểu thị rằng bạn bị mắc bệnh vàng da. Nếu sốt thương hàn không được chữa trị, hoặc nếu căn bệnh không phản ứng với thuốc thì có thể bạn bị bệnh thiếu máu, hốc hác bơ phờ nhìn không rõ ở thời kỳ sau của bệnh.

Bảng 1 sau đây liệt kê các dấu hiệu của bệnh thương hàn.

 

BẢNG 1: CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

CỦA BỆNH THƯƠNG HÀN

KHÔNG BIẾN CHỨNG

CÁC DẤU HIỆU:

  • Sốt
  • Bị phát ban (có các đóm hồng)
  • Mạch đập khá thấp.
  • Lưỡi bị đóng màn.
  • Vùng bụng dễ bị tổn thương.
  • Gan và lá lách phồng to, có thể cảm giác được bằng cách bắt mạch ở bụng.

CÁC TRIỆU CHỨNG

  • Sốt.
  • Nhức đầu.
  • Cảm thấy khó chịu hay đau ở bụng.
  • Nôn ói.
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Ho khan.
  • Chảy máu cam
Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình